XÉT NGHIỆM NT-pro BNP
Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác. Hãy đến Phòng khám Chẩn đoán Medic Sài Gòn để làm xét nghiệm Xét nghiệm NT – Pro BNP
XÉT NGHIỆM NT – PRO BNP LÀ GÌ?
Suy tim là một bệnh gây ra khi sự lưu thông máu không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, đặc trưng bởi các triệu chứng: nhịp tim nhanh hoặc bất thường, mệt mỏi, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, hồi hộp đánh trống ngực, đau tức ngực,… Suy giảm chức năng của tâm thất trái có thể là nguyên nhân chính dẫn đến suy tim. Theo hướng dẫn về suy tim của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, sử dụng dấu ấn NT-pro BNP là xét nghiệm đầu tiên trong chẩn đoán bệnh nhân suy tim
1. KHI NÀO SỬ DỤNG XÉT NGHIỆM NT – PRO BNP
Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm NT-pro BNP để sàng lọc, chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh nhân suy tim. Xét nghiệm được sử dụng khi một bệnh nhân bị khó thở cấp, sưng phù ở chân hay mệt mỏi,…
2. CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC VÀ PHÂN BIỆT SUY TIM
Trên nền bệnh nhân khó thở cấp, xét nghiệm NT-pro BNP dùng để loại trừ suy tim;
Ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh: đái tháo đường, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… dấu ấn sinh học này dùng để tiên lượng biến chứng suy tim;
Một số trường hợp bệnh nhân là trẻ em, người quá già hoặc người béo phì, khó thực hiện các thủ thuật khám lâm sàng, bác sĩ cho làm xét nghiệm NT-pro BNP để chẩn đoán suy tim
2. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ BÊNH SUY TIM
Trong suy tim mạn tính, đo nồng độ NT-pro BNP theo trình tự thời gian để theo dõi tiến triển bệnh, tiên lượng kết quả và đánh giá khả năng điều trị thành công;
Trước các cuộc phẫu thuật không liên quan đến tim, có thể sử dụng chỉ dấu NT-pro BNP để đánh giá nguy cơ biến chứng tim mạch liên quan đến phẫu thuật của bệnh nhân
3. TIÊN LƯỢNG SUY TIM
Ở các bệnh nhân khó thở hoặc đã được chẩn đoán suy tim trước đó, xét nghiệm NT-pro BNP dùng để tiên lượng bệnh
4. SÀNG LỌC TIM
Sử dụng xét nghiệm NT-pro BNP để sàng lọc suy tim ở các đối tượng có nguy cơ cao như mắc các bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,
Sàng lọc suy tim ở những bệnh nhân làm phẫu thuật ở các cơ quan khác ngoài tim
5. Ý NGHĨA CỦA NT-PRO BNP
Nồng độ NT-pro BNP chỉ có ý nghĩa khi tăng, thường gặp ở những người mắc các hội chứng sau:
Khó thở/suy tim cấp. Các điểm cắt tối ưu giúp phát hiện suy tim cấp của NT-pro BNP ở các độ tuổi 50, 50 – 75 và > 75 lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. Khi nồng độ NT-pro BNP < 300 có giá trị chẩn đoán âm tính với suy tim lên đến 98%. Ở những bệnh nhân suy tim cấp, xét nghiệm có giá trị tiên lượng tử vong trong vòng 76 ngày lên tới 95% khi nồng độ NT-pro BNP lớn hơn 5180 pg/mL.
Suy tim mạn, bệnh nhân được đánh giá là suy tim nặng khi nồng độ NT-pro BNP > 1000 pg/mL. Ở bệnh nhân suy tim mạn, việc đo chỉ số này là định kỳ và vô cùng quan trọng.
Bệnh thận: việc giảm đào thải NT-pro BNP qua thận dẫn đến tăng nồng độ peptid này trong huyết tương.
Trong một số bệnh lý không phải suy tim: sốc nhiễm trùng, sốc do các nguyên nhân khác, bệnh cơ tim, bệnh van tim, thiếu máu,…
6. XÉT NGHIỆM NP – PRO Ở ĐÂU?