Responsive image

Điều trị bằng thuốc HIV có chữa được HIV 100% không?

Y học tiến bộ giúp những người bị nhiễm virus HIV có chất lượng cuộc sống tốt hơn và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, có một câu hỏi đặt ra là, điều trị bằng thuốc HIV liệu có chữa được HIV 100% không?

>> Xét nghiệm HIV AG/AB combo là gì?

virus hiv
Virus HIV

Có chữa được bệnh HIV khỏi được không?

Hiện nay, có rất nhiều nhóm các nhà khoa học Mỹ đang tiến hành chữa trị cho 1 số bệnh nhân và kết quả rất khả quan.

Dựa vào nghiên cứu cơ chế virus HIV xâm chiếm một tế bào, các nhà khoa học đã tìm ra 3 cách chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này, 3 cách đó là:

Cách thứ 1:

Dùng liệu pháp tế bào gốc để thay thế toàn bộ các tế bào miễn dịch bị nhiễm HIV trong cơ thể bệnh nhân. Các tế bào mới này sẽ không có thụ thể virus HIV “bám vào”. Cách này đã được thực hiện thành công trên bệnh nhân Timothy Ray Brown.

Tế bào gốc thường có nhiều trong cuống rốn, tủy, xương và một số tế bào khác.

Tại Việt Nam hiện nay đã có ngân hàng máu cuống rốn. Vấn đề chưa giải quyết được là làm sao nhận bản được số lượng lớn tế bào gốc và chi phí của phương pháp này rất cao, nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Cách thứ 2:

Các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y, đại học Temple Philadelphia, Mỹ đã tìm ra phương pháp loại bỏ hoàn toàn virus HIV khỏi các tế bào bằng việc sử dụng khắc tinh của HIV.

Đây là một phương pháp tuyệt vời, nhưng vẫn chưa được áp dụng ở các bệnh viện.

Cơ sở của phương pháp này là: một enzyme cắt ADN có tên nuclease ( enzyme xúc tác phân hủy các axit  nucleic) Cas9 kết hợp với một dải ARN có tên gọi ARN dẫn đường (gRNA) sẽ truy lùng bộ gen của virus và loại bỏ ADN của HIV _1

Cách thứ 3:

Dùng thuốc GS- 9620. Thuốc GS-9620 với cơ chế gắn kết vào thụ thể TLR7, có khả năng đánh thức các tế bào lympho đã nhiễm HIV, khiến chúng tái hoạt động và sinh sản. Sau đó, các tế bào này sẽ bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân.

Hạn chế của ARV là thuốc chỉ tác động trên các tế bào lympho đang hoạt động, nó không đánh vào tế bào đang ngủ. Vì vậy, các tế bào này vô tình trở thành ổ lưu trí cho virus HIV ẩn nấp. Nếu ngưng điều trị ARV, các ổ lưu trú có thể tái hoạt và sản sinh virus.

Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi HIV hoàn toàn, điều trị có thể kiểm soát tải lượng virus và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của người bệnh. Một số loại thuốc giúp cản trở vào protein HIV sao chép chính nó, hay một số thuốc khác thì ngăn chặn virus xâm nhập hoặc chèn vật liệu di truyền của nó vào các tế bào miễn dịch của bạn.

Giải đáp những thắc mắc xung quanh bệnh lây nhiễm HIV

>>> Gói xét nghiệm lây nhiễm 

Bị nhiễm HIV đồng nghĩa với bị AIDS:

Không đúng.

Virus HIV là một loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch ở người. Với việc điều trị bằng các loại thuốc thích hợp, bạn có thể mang virus HIV trong nhiều năm mà không bị tiến thành AIDS.

AIDS còn được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch, nó làm cho cơ thể không có khả năng kháng lại một số bệnh nhiễm trùng cơ hội nhất định do số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân giảm xuống dưới 200.

Ăn uống, sinh hoạt hằng ngày với người nhiễm HIV có thể bị lây bệnh.

Rất khó để lây nhiễm.

Bạn không thể bị nhiễm HIV từ việc ôm, sử dụng cùng khăn, cùng ly với người bị HIV. Một số người lo lắng khi truyền máu có thể gây lây nhiễm HIV. Nhưng bạn yên tâm nhé, trước khi truyền máu thì máu đó đã được kiểm tra cẩn thận.

Bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc xăm hình từ các dụng cụ không được khử khuẩn.

Bệnh nhân sẽ chỉ còn sống 4-5 năm sau khi bị nhiễm HIV

Điều này là sai.

Đã có rất nhiều người sống đến hàng thập kỉ với HIV, sống như một người bình thường không mắc bệnh. Để có một cuộc sống lành mạnh, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS.

Nếu có các triệu chứng ban đầu như HIV điển hình, thì có thể khẳng định mình bị nhiễm HIV 

Điều này không hoàn toàn đúng.

Một số người mắc HIV sau nhiều năm mới có dấu hiệu nhiễm bệnh. Nhưng cũng có nhiều người có triệu chứng trong 10 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Những triệu chứng ban đầu rất dễ lầm tưởng với cúm thông thường: sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, phát ban và đau cơ. Các triệu chứng này thường biến mấy sau một vài tuần và có thể không xuất hiện lại. Cách duy nhất để khẳng định bạn có bị nhiễm hiv là xét nghiệm máu.

>> Xét nghiệm HIV ở Đà Nẵng.

Ai cũng có thể bị nhiễm HIV:

Đúng.

Trên thế giới, có khoảng 37.600 người Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mỗi năm và hơn 12.000 người bị AIDS chết mỗi năm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người đồng tính.

Trong số này, tỉ lệ mắc HIV của những người đồng tính chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Người Mỹ gốc Phi có số lượng người nhiễm HIV cao nhất so với các chủng tộc và sắc tộc khác.

Kể cả khi bị nhiễm HIV cũng nên có biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Đúng

Ngoài bệnh HIV thì có nhiều các bệnh lây nhiễm liên quan đến đường tình dục cần phòng tránh. Nên sử dụng bao cao su hoặc hàng rào latex khác để giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền và các chủng hiv khác. Ngay cả khi bạn đang được điều trị và cảm thấy sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

Người mẹ bị HIV có thể sinh con không mắc HIV.

Đúng.

Em bé có thể bị truyền bệnh HIV nếu người mẹ mang mầm bệnh. Nhưng bạn đừng lo, vì đứa trẻ sinh ra cũng có khả năng không mắc bệnh nhờ sự chăm sóc và uống thuốc đầy đủ từ mẹ. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và giúp bảo vệ em bé chống lại virus.

Khi bị nhiễm HIV, bạn sẽ mắc các bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến HIV:

Sai.

Bạn vẫn có thể giảm rủi ro mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhờ dùng thuốc điều trị HIV. Giảm tiếp xúc với một số vi trùng bằng các tránh các nguồn gây ô nhiễm như thịt chưa nấu chín, nguồn nước bị ô nhiễm.

Phải có bảo hiểm mới có được cấp thuốc điều trị HIV.

Sai.

Các chương trình của chính phủ, các nhóm phi lợi nhuận và một số công ty dược phẩm có thể giúp bạn trang trải chi phí cho thuốc HIV/ AIDS.

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519 – 0914.496.516

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 110808 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109298 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89130 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
72688 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59188 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37644 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO