Người bị nhiễm giun sán chó thì bệnh phát triển âm thầm; không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Hiểu về giun sán chó và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh.
- Bệnh nhiễm giun sán chó mèo là gì?
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun sán chó mèo?
- Bệnh giun sán chó mèo có nguy hiểm không?
- Sán chó có chữa được không?
- Phòng khám Medic-sài gòn là địa chỉ xét nghiệm các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình xét nghiệm tại Medic-sài gòn. Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế tốt với đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm có tay nghề tốt
Bệnh nhiễm giun sán chó mèo là gì?
Bệnh nhiễm giun sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người, gây ra bởi giun tròn ký sinh thường tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati).
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun sán chó mèo
Đối với hầu hết mọi người, nhiễm ấu trùng giun tròn không gây triệu chứng và các ký sinh trùng thường chết trong vòng một vài tháng. Dấu hiệu nhiễm sán mèo chó thường không rõ ràng.
Tuy nhiên, một số người trải qua các triệu chứng nhẹ như:
- Ho
- Sốt khoảng 38°C hoặc cao hơn
- Nhức đầu
- Đau dạ dày
Trong các trường hợp hiếm hoi, các ấu trùng giun lây nhiễm vào các cơ quan như gan, phổi, mắt hoặc não và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân
- Da mẩn ngứa
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Co giật (nhiều đợt)
- Nhìn mờ hoặc có mây, thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt
- Một mắt rất đỏ và đau
Bạn có thể gặp các dấu hiệu bị sán mèo chó khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo tại phòng khám Medic-Sài gòn để được tư vấn
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun sán chó mèo?
Các ký sinh trùng giun tròn là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo (gọi tắt là Toxocara). Chúng thường sống trong hệ tiêu hóa của chó, mèo và cáo. Giun sản xuất trứng, phát tán trong phân của động vật bị nhiễm bệnh và làm ô nhiễm đất
người có thể bị nhiễm bệnh nếu đất bị ô nhiễm xâm nhập vào miệng của họ. Khi trứng vào cơ thể người, chúng di chuyển vào ruột trước khi nở và phát triển thành ấu trùng . Những ấu trùng có thể đi đến hầu hết các bộ phận của cơ thể.
Tuy nhiên, vì con người không phải là vật chủ bình thường đối với những ấu trùng này, nên chúng có thể không phát triển xa hơn giai đoạn đầu để sản xuất trứng. Điều này có nghĩa rằng nhiễm trùng không lây lan từ người này sang người khác.
Bệnh giun sán chó mèo có nguy hiểm không?
Bệnh phát triển âm thầm trong cơ thể, không có dấu hiệu đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó thường không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Sau một thời gian ký sinh trong cơ thể người, đặc biệt là ở trẻ em, bệnh sẽ có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, dị ứng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đặc biệt là một số bệnh mãn tính như: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh Crohn’s, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, viêm tụy, sỏi mật, bất dung nạp lactose…
Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mệt mỏi thường xuyên, giảm cân, tiêu chảy, ngứa xung quanh hậu môn, động kinh, suy nhược, thiếu máu. Do đó, khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, dị ứng,… bạn nên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Sán chó có chữa được không?
Việc điều trị đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và các cơ quan bị ảnh hưởng. Ở các giai đoạn nhẹ như mới xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và yêu cầu bạn điều chỉnh chế độ sinh hoạt không được tiếp xúc với chó mèo, chọn thực phẩm sạch và ăn uống hợp vệ sinh. Nhiều trường hợp sán chó đã di chuyển não, gây động kinh, việc điều trị sẽ khó khăn và lâu dài hơn.