SUY TUYẾN GIÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN LƯU Ý


NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY GIÁP
— Người tuổi càng cao thì sức khỏe càng kém, hệ miễn dịch yếu đi và nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên, trong đó có nguy cơ mắc bệnh suy giáp.
— Bệnh nhân bị rối loạn tự miễn như đái tháo đường type 1, lupus ban đỏ,…
— Những trường hợp có người thân thuộc thế hệ thứ nhất mắc các bệnh tự miễn (bố mẹ, anh, chị em ruột,…) đã từng mắc bệnh tự miễn.
— Các đối tượng đã từng điều trị bằng iod phóng xạ hay có tiền sử dụng các loại thuốc ức chế tuyến giáp.
— Người bệnh từng bị chiếu bức xạ lên vùng ngực hay cổ.
–Trường hợp từng có phẫu thuật tuyến giáp.
–Bà mẹ từng mang thai hoặc sinh nở trong vòng 6 tháng trở lại.






–Tăng cân bất thường
–Không muốn ăn, khi ăn cảm thấy không ngon miệng.
–Bị táo bón thường xuyên.
–Khả năng ghi nhớ kém.
–Có những dấu hiệu của tình trạng trầm cảm.
–Da xanh xao, nhợt nhạt, da khô, tóc rụng nhiều…
–Dễ bị lạnh hơn bình thường, có thể xuất hiện cảm giác ớn lạnh.
–Giọng nói trầm hơn.
–Thường xuyên đau nhức ở các cơ hay ở khớp xương.
–Phụ nữ mắc bệnh thường xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc một số vấn đề trong kỳ kinh.
–Bệnh nhân không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
–Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như lưỡi phình to, phù mặt, sắc da sậm màu và xù xì hơn,…

–Nữ >40 tuổi và bệnh lão khoa nên thực hiện xét nghiệm định kỳ TSH/năm;
–Phụ nữ chuẩn bị có thai/có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn nên thực hiện xét nghiệm.
Những đứa trẻ là con của bà mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp;
–Xét nghiệm hormone giáp cần làm ở những cặp vợ chồng vô sinh.





