Responsive image

VAI TRÒ CỦA VITAMIN B1 VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

vitamin B1

1. Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine, đây là một trong 8 loại vitamin B cần thiết cho cơ thể. Với đặc tính có thể hoà tan trong nước tốt, vitamin này được sử dụng bởi hầu hết các tế bào và có nhiệm vụ chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.
Vì cơ thể con người không thể tự sản xuất thiamine, nên bạn phải bổ sung qua nhiều loại thực phẩm giàu thiamine như thịt, cá, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin B1 hoặc hấp thu, chuyển hoá kém có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1.

2. Một số biểu hiện khi thiếu vitamin B1 

Triệu chứng thiếu vitamin B1 dễ nhận thấy phổ biến là:
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể ở mức độ từ từ hoặc đột ngột kiệt sức cực độ
  • Giảm trí nhớ tạm thời
  • Khó chịu, bức bối, cáu kỉnh
  • Giảm hoặc không có phản xạ ở đầu gối, mắt cá chân
  • Yếu cơ, chuột rút, đau ở chân và co cứng
  • Nóng rát ở bàn chân, hiện tượng này nghiêm trọng hơn vào ban đêm
  • Giảm cân nhanh
  • Viêm đại tràng
  • Tiêu chảy
  • Biểu hiện thờ ơ và trầm cảm
  • Tổn thương thần kinh
  • Thay đổi nhịp tim
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn và nôn
Biểu hiện của bệnh ban đầu thường diễn biến âm thầm, không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác nặng ở bắp chân, nhanh mỏi chân. Vùng mắt cá chân hơi bị phù và tê về chiều tối, bắp chân có cảm giác râm ran như kiến bò, hay bị chuột rút, đôi lúc thấy tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp. Nếu không được điều trị kịp thời, biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn.
Thiếu vitamin B1 ở trẻ em thường có biểu hiện biếng ăn, trẻ ăn không ngon miệng, sụt cân. Bên cạnh đó còn thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy; yếu cơ, chân đau, hay bị chuột rút và bàn chân nóng rát

3. Những nguyên nhân chính gây thiếu vitamin B1 

Nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn uống thiếu hụt Thiamin. Bệnh tê phù beriberi phổ biến ở những nơi người dân có thói quen ăn gạo xay xát quá kỹ hoặc gạo chỉ chứa khoảng 1/10 hàm lượng vitamin B1.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây thiếu hụt như:
  • Nghiện rượu
  • Có bệnh lý về gan
  • Người mắc cường giáp
  • Dùng nhiều thuốc lợi tiểu
  • Trẻ sơ sinh uống sữa công thức chứa hàm lượng thiamin thấp
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài
  • Phụ nữ mang thai, con bú có chế độ dinh dưỡng ít thiamin
  • Bệnh nhân chạy thận thiếu hụt nguồn thiamin dự trữ

4. Chẩn đoán thiếu vitamin B1 

Để xác định xem một người có bị thiếu vitamin B1 hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu bà nước tiểu để đo lượng vitamin B1 trong cơ thể. Nếu nồng độ trong máu thấp và nồng độ trong nước tiểu cao là biểu hiện cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu vitamin này.
Những bài kiểm tra chức năng não bộ cũng cần thiết để xác định xem bệnh nhân có gặp phải tình trạng thiếu phối hợp vận động hay người bệnh đi lại khó khăn, có chậm đáp ứng các phản xạ hay không.
Khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ để kiểm tra các yếu tố nguy cơ như nhịp tim nhanh, phù chân dưới hoặc khó thở, bởi đó là tất cả các triệu chứng thiếu vitamin B1.
Thiếu thiamine được điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung vitamin B1, cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc viên uống vitamin B1. Đối với những trường hợp nặng, việc điều trị sẽ truyền vitamin B1 qua tĩnh mạch. Sau đó, việc điều trị được theo dõi, xét nghiệm máu để xem việc hấp thụ vitamin của cơ thể tốt đến mức nào và có điều chỉnh.

5. Xét nghiệm ở đâu an toàn uy tín?

Phòng khám Medic-Sài Gòn tự hào là đơn vị y tế được nhiều khách hàng tin tưởng; lựa chọn để thực hiện các xét nghiệm . Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy liên hệ Medic – Sài Gòn qua 0914.496.516 được tư vấn; giải đáp cụ thể.

Địa chỉ: 97 Hải Phòng

Coombs

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111409 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109877 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89836 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73067 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59571 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37857 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO