0Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và gợi ý chuẩn đoán bệnh và trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày nay. Vậy xét nghiệm huyết học là gì? Và các chỉ số trong xét nghiệm quan trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
- Xét nghiệm huyết học là gì?
- Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ – Xét nghiệm huyết học là gì ?
- Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học – Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?
- Ý nghĩa số lượng bạch cầu (WBC)
- Ý nghĩa số lượng hồng cầu (RBC)
- Ý nghĩa của lượng tiểu cầu (PLT)
- Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb)
- Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT)
- Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC)
- Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)
- Độ phân bổ tiểu cầu (PDW)
- Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( LYM%)
- Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON %)
- Tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%)
- Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#)
- Xét nghiệm huyết học tại Đà Nẵng uy tín và an toàn
Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm huyết học hay xét nghiệm công thức máu (huyết đồ) là xét nghiệm quan trọng để kiểm tra, phân tích máu. Nhằm cung cấp những thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ với các thành phần huyết tương trong máu… Từ đó, các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ phát hiện các rối loạn bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh liên quan đến bạch cầu.
Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ – Xét nghiệm huyết học là gì ?
- Để đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Như là một phần của một cuộc kiểm tra y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe chung.
- Để chẩn đoán bệnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Nếu bạn cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím hoặc chảy máu,… Công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
- Để theo dõi một tình trạng bệnh lý: Nếu đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu vera,… Bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.
- Để theo dõi quá trình điều trị: công thức máu toàn bộ được sử dụng để theo dõi sức khỏe. Nếu đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào hãy tham khảo thêm THƯ VIỆN SỨC KHỎE.
>> Xem thêm:
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học – Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?
Ý nghĩa số lượng bạch cầu (WBC)
Bạch cầu là một loài tế bào máu có màu trắng. Là thành phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chống lại các tác nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm độc.
Với người bình thường, lượng bạch cầu trong xét nghiệm có kết quả từ 4,4 – 10,9 K/µL (Tỉ tế bào/ lít).
Nếu bạn xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 K/µL thì:
- Lượng bạch cầu tăng, nguyên nhân có thể do viêm nhiễm, bệnh máu ác tính hay các bệnh về bạch cầu. Cụ thể là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, dòng tủy mạn. Bệnh bạch cầu lympho cấp, lympho mạn hoặc bệnh u bạch cầu.
- Giảm trong thiếu máu: nguyên nhân có thể do bất sản, thiếu hụt Vitamin B12, do nhiễm khuẩn,…
Ý nghĩa số lượng hồng cầu (RBC)
Là thành phần chiếm tỷ lệ số lượng lớn trong tế bào máu. Nhiệm vụ của hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Và vận chuyển CO2 từ các mô vào phổi để đào thải.
Trạng thái bình thường, lượng hồng cầu của nam giới là 4,2 – 6,3 M/µL
Nếu kết quả xét nghiệm từ 3,8 – 5,8 M/µL thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Tăng trong mất nước của cơ thể hay do chứng tăng hồng cầu
- Giảm trong thiếu máu
Ý nghĩa của lượng tiểu cầu (PLT)
Lượng tiểu cầu (PLT) là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Người bình thường chỉ số có giá trị từ 150.000 – 400.000 số lượng tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu.
Chỉ số PLT tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật làm mất máu. Điều này dễ dẫn đến các bệnh viêm.
Chỉ số PLT giảm là dấu hiệu của việc điều trị hóa chất; khi có máu đông hoặc xuất huyết khi truyền máu, cũng có thể là do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh
Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb)
Lượng huyết sắc tố hay còn gọi là Hemoglobin (HBG) là một phần tử protein phức tạp, có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Ở trạng thái bình thường, nam giới có chỉ số từ 130 – 170 gram/L và ở nữ giới là 120 – 150 gram/L.
Nếu kết quả Hb là 12 – 16,5 G/ dL thì chỉ số này có ý nghĩa:
- Tăng trong mất nước, có thể nhiễm các bệnh về tim mạch và phổi
- Giảm trong thiếu máu, do chảy máu hay các phản ứng gây tan máu
Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT)
HCT (Hematocrit)- Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần là phần máu đã loại bỏ bạch cầu. Phần lớn là huyết tương và có bổ sung dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu. Thể tích đơn vị khối lượng hồng cầu (HC) người bình thường khoảng 150 -200 ml với dung tích hồng cầu (hematocrit) khoảng 55 – 65%
Chỉ số bình thường nếu ở nam chiếm 38 – 49% và ở nữ là 34,9 – 44,5 %
Nếu chỉ số này ở nam từ 39% – 49% và ở nữ 33 – 49% thì nói lên bạn đang bị tình trạng sau:
- Tăng là do các rối loạn dị ứng, do chứng tăng hồng cầu, bệnh mạch vành,các bệnh do hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng giảm lưu lượng máu.
- Giảm do mất máu, thiếu máu hoặc thai nghén.
>> Xem thêm: Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì?
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu.
Chỉ số ở tình trạng sức khỏe bình thường nằm ở mức 80 -100 FL ( Femtoliter Lít) ( 1 femtoliter = 1/ 1 triệu lít)
Nếu chỉ số xét nghiệm từ 85 -95 FL thì sẽ có ý nghĩa sau:
- Tăng trong thiếu hụt Vitamin B12, do mắc bênh gan, nghiện rượu, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu, do suy tuyến giáp, bất sản tủy xương, xơ hóa tủy xương.
- Giảm trong thiếu hụt sắt trong cơ thể, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu nguyên hồng cầu, trong các bệnh mạn tính; suy thận mạn tính, nhiễm độc chì
Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ( MCHC) là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu.
Người bình thường chỉ số nằm trong khoảng từ 32 – 36%.
Nếu MCHC > 36% thì dấu hiệu của bệnh thiếu máu làm tăng sắc hồng cầu bình thường, do chứng hồng cầu tròn di truyền nặng hoặc do ngưng kết lạnh
Nếu MCHC < 32% thì cơ thể bạn đã bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, bệnh xơ gan, nghiện rượu.
Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)
Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV) là chỉ số nói lên độ phân bố hồng cầu trong một thể tích máu. Chỉ số liên quan đến thể tích trung bình hồng cầu (MVC).
Khi xét nghiệm, thường có 2 thông số là RDW-SD và RDW-CV. Nó cho biết sự sai khác về kích cỡ giữa các tế bào hồng cầu. RDW-SD cho ra thông số thể tích thực, RDW-CV cho ra con số %. RDW-SD có giá trị hơn so với các bác sĩ. Máy huyết học nào có thông số RDW-SD sẽ tốt hơn máy chỉ có RDW-CV. Dải giá trị tham chiếu của 2 thông số:
RDW-SD: 29 – 46 fL
RDW-CV: 11.6 – 14.6% (với người lớn)
Ở mỗi trường hợp, các chỉ số này sẽ có ý nghĩa khác nhau:
- RDW bình thường, MVC bình thường: vẫn có khả năng thiếu máu do bệnh mạn tính, thiếu máu do bệnh thận, mất máu cấp tính, hoặc do ly dải; các bệnh về emzym.
- RDW bình thường, MCV tăng: đây là tình trạng nguy hiểm, có thể bị bệnh gan mạn tính hoặc thiếu máu bất sản hoặc do sử dụng thuốc kháng virut, uống rượu bia, hóa trị.
- RDW bình thường, MVC thấp: dấu hiệu của bệnh thiếu máu thể hồng cầu lưỡi liềm hoặc do thiếu sắt.
- RDW tăng, MVC tăng: dấu hiệu của thiếu vitamin B12, folate trầm trọng, bị bệnh gan mãn tính hoặc thiếu máu tan huyết, hội chứng loạn sản tủy.
- RDW tăng, MVC bình thường: dấu hiệu của bệnh hồng cầu lưỡi liềm, gan mạn tính, hội chứng loạn sản tủy. Có thể là giai đoạn sớm của bệnh thiếu folate, vitamin B12.
- RDW tăng, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu sắt.
Độ phân bổ tiểu cầu (PDW)
Độ phân bổ tiểu cầu ở trạng thái ổn định, có giá trị từ 6 -18%
Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết Gram dương/ Gram âm hoặc do bệnh hồng cầu hình liềm.
Chỉ số PDW giảm có thể là do bạn dùng nhiều bia rượu.
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( LYM%)
Số lượng bạch cầu Lympho (hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%) là tỷ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình của người bình thường từ 17 – 48% (0.9 – 5.2 G/L)
- LYM% Tăng: là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mạn, nhiễm virus, lao, bệnh Hogdkin; suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng.
- LYM% Giảm: Do nhiễm HIV/ADS, bệnh ung thư.
>>> Xét nghiệm đái tháo đường tại Đà Nẵng tại đây
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON %)
Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono là tỷ lệ lượng bạch cầu Mono trong số lượng bạch cầu của cơ thể. Ở người bình thường, khỏe mạnh, chỉ số này từ 4 – 8%
- MON% Tăng: dấu hiệu của triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn sinh tủy; các bệnh về khối u, u lympho, u tủy.
- MON% Giảm: dấu hiệu thiếu máu bất sản, thiếu máu do suy tủy, sử dụng glucocorticoid.
Tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%)
Số lượng bạch cầu trung tính (hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình ở người bình thường từ 43% – 76%.
- NET% tăng cao: do bị nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, streé, ưng thư, các bệnh bạch cầu dòng tủy.
- NET% Giảm: Nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc do xạ trị, hóa trị.
Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#)
Bạch cầu ái toan (EOS) là những tế bào bạch cầu được sản xuất từ tuỷ. Chúng lưu lại trong máu một vài giờ rồi di chuyển đến các mô và tồn tại ở đó trong vài ngày. Là một phần trong hệ miễn dịch và thành phần quan trọng của máu. Người bình thường khỏe mạnh có giá trị EOS từ 0 – 7% (0 – 0.8 G/L) và số lượng từ 50 – 500 tế bào/mm3.
Vai trò của bạch cầu ái toan rất quan trọng giúp phá hủy các chất lạ, đặc biệt là các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Điều hòa phản ứng viêm, rất có lợi trong việc ly tách và kiểm soát tại vị trí viêm diễn ra hoặc để bảo vệ các mô.
Chỉ số EOS tăng là do dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh về phù thần kinh – mạch, các phản ứng thuốc, các bệnh về mạch máu – collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, rối loạn tăng sản tủy ( bệnh Hodgkin, xạ trị).
Chỉ số EOS giảm trong quá trình sử dụng các thuốc corticosteroid.
Với 14 chỉ số trên, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Xét nghiệm huyết học là gì” và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc phát hiện và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Xét nghiệm huyết học tại Đà Nẵng uy tín và an toàn
Xét nghiệm huyết học được xem là xét nghiệm được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất tại các sơ sở y tế. Và tùy vào trang thiết bị, chất lượng dịch vụ mà mức giá xét nghiệm ở các đơn vị xét nghiệm là khác nhau.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm huyết học và giải đáp thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0913.447.869, qua fanpage Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng hoặc đến trực tiếp tại 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Đến với Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng, bạn sẽ không mất thời gian chờ đợi. Đảm bảo trả kết quả nhanh chóng, bên cạnh đó phòng khám còn có dịch vụ lấy máu và trả kết quả tận nhà.
Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn
Địa chỉ 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 091 555 1519
Zalo: 0914 496 516
www.phongkhammedic.com, niptdanang.com, xetnghiemdanang.com