Mục lục bài viết
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections – STIs hay Sexually transmitted diseases – STD) là bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục; bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số STI cũng có thể lây lan qua các phương tiện phi tình dục như qua đường máu hoặc các sản phẩm của máu. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục – bao gồm giang mai, viêm gan B, HIV, chlamydia, lậu, herpes và HPV – cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở. STIs có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe sinh sản và tình dục trên toàn thế giới. Theo báo cáo của WHO; hơn 1 triệu STI mắc phải mỗi ngày; ước tính vào năm 2016 có 376 triệu trường hợp mới mắc 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được (chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis, syphilis).
Các triệu chứng phổ biến của STI bao gồm tiết dịch âm đạo; tiết dịch niệu đạo hoặc nóng rát ở nam giới, loét bộ phận sinh dục và đau bụng. Tuy nhiên; một số người có thể bị STI mà không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh.
Kết quả là chúng không bị phát hiện và không được điều trị cho đến khi các biến chứng phát sinh.
Hậu quả của STIs không được điều trị thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ; bao gồm: vô sinh, chửa ngoài ống dẫn trứng, đau mãn tính, ung thư cổ tử cung và các biến chứng khác. Sàng lọc; chẩn đoán; tư vấn và điều trị sớm có thể ngăn chặn sự lây lan của STIs và giảm thiểu biến chứng của bệnh
Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục do 2 nhóm tác nhân chính là virus và vi khuẩn gây ra. Dưới đây là 14 tác nhân phổ biến thường được tìm thấy:
- Chlamydia trachomatis
- Neisseria gonorrhoeae
- Mycoplasma homonis
- Mycoplasma genitalium
- Ureaplasma urealyticum
- Ureaplasma parvum
- Candida albicans
- GBS
- Gardnerella vaginalis
- Trichomonas vaginalis
- Herpes Simplex virus type 1 và type 2
- Treponema pallidum
- Haemophilus ducreyi
Các tác nhân lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng và triệu chứng cơ bản ở nam giới là tiết mủ; tiết dịch niệu đạo bất thường; viêm niệu đạo cấp tính;.… Ở nữ giới sẽ khiến viêm cổ tử cung, viêm 2 phần phụ, tiết dịch âm đạo bất thường,…
Trong số các tác nhân được tìm thấy; chlamydia; bệnh lậu (gonorrhea) là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) và vô sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 10-15% phụ nữ nhiễm chlamydia sẽ phát triển thành PID. Chlamydia cũng có thể gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. PID và nhiễm trùng “thầm lặng” ở đường sinh dục trên có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ống dẫn trứng; tử cung và các mô xung quanh; có thể dẫn đến vô sinh. Theo CDC, tại Hoa Kỳ; ước tính có khoảng 4 triệu ca nhiễm chlamydia mới và 1,6 triệu ca nhiễm lậu mới xảy ra chỉ trong năm 2018.
Đặc biệt; hầu hết phụ nữ bị nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu không có triệu chứng. Ngoài ra CDC khuyến nghị kiểm tra bệnh lậu và chlamydia hàng năm cho tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục dưới 25 tuổi; cũng như phụ nữ lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ như bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, hoặc bạn tình bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Ảnh hưởng của STD
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục, qua máu, hoặc lây từ mẹ sang con…
Triệu chứng phổ biến: tiết dịch âm đạo, niệu đạo hoặc nóng rát, ngứa loét bộ phận sinh dục, đau bụng…
Tuy nhiên một số người lại không có triệu chứng rõ ràng, gây hậu quả nghiêm trọng: Vô sinh ở cả nam và nữ, chửa ngoài ống dẫn trứng, ung thư cổ tử cung…