Responsive image

Tiêm vacxin viêm gan B rồi có bị lây nhiễm nữa không ?

Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao và khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, căn bệnh này có thể được chủng ngừa bằng tiêm vacxin viêm gan B. Vậy người đã tiêm phòng liệu có khả năng bị nhiễm bệnh hay không ?

Các đường lây nhiễm của viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Loại virus này gây ra bệnh suy gan, xơ gan và có thể dẫn đến ung thư gan.

Viêm gan B có nhiều ở trong máu và các dịch cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo. Loại virus viêm gan B cũng có trong các dịch khác như: nước bọt, nước mắt, sữa, nước tiểu, tuy nhiên với lượng quá nhỏ nên không đủ để lây truyền qua các đường này. Do đó có 3 con đường lây nhiễm chính: qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

Lây qua đường máu

Một người nhiễm viêm gan B qua đường máu khi: Máu người bị nhiễm viêm gan B được đưa vào máu người nhiễm bệnh và không được bảo vệ. Các điều kiện lây nhiễm qua đường máu như:

  • Truyền máu người nhiễm viêm gan B cho người khác.
  • Dùng chung xilanh, tiếp xúc trực tiếp với máu người bị nhiễm qua vết thương hở.
  • Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… với người bị nhiễm, ngoài ra thực hiện các thủ thuật chảy máu như nhổ răng, xăm hình,…
  • Dùng chung dụng cụ phẫu thuật mà không xử lý vô trùng tốt,….

>>> Người nhiễm viêm gan B có thể sống được bao lâu?

Lây từ mẹ sang con

Mẹ bị nhiễm viêm gan B nguy cơ cao lây nhiễm cho con qua quá trình mang thai. Khoảng 1/2 số trường hợp hợp lây nhiễm thông qua đường này. Lây từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình đẻ, quá trình mang thai tỉ lệ lây nhiễm thấp chỉ khoảng 2%.

Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con phụ thuộc vào mức độ nhân lên của virus trong cơ thể mẹ và tải lượng virus trong máu mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B  từ mẹ sang con sẽ cao hơn nếu mẹ bị nhiễm viêm gan có chứa HBeAg. Nếu HBeAg dương tính, tỉ lệ mẹ lây con là khoảng 90%.

Lây qua đường tình dục

Viêm gan B có thể lây qua con đường quan hệ tình dục do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo, máu (nếu có tổn thương da). Viêm gan B lây qua đường tình dục dễ hơn so với virus HIV từ 50 – 100 lần.

Các hình thức quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc, chảy máu thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B càng cao như: Quan hệ tình dục đường miệng, đường hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ với nhiều bạn tình hay quan hệ với trai, gái mại dâm.

Lịch tiêm vacxin viêm gan B

Đối với trẻ em

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em được khuyến cáo (không tính mũi sơ sinh):

  • Mũi 1: lần đầu tiêm
  • Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau mũi 2 một tháng
  • Mũi 4: sau mũi 3 một năm

Đổi với người lớn

Người xét nghiệm máu chưa nhiễm virus và chưa có kháng thể viêm gan B được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi:

  • Mũi 1: lần đầu tiêm
  • Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau mũi 1 năm tháng
  • Tiêm nhắc lại sau 5-8 năm

Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi dự định mang thai 3 tháng. Bởi lúc này vắc xin sẽ có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Vacxin phòng chống viêm gan B có tác dụng bao lâu ?

Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian.

Để đảm bảo lượng kháng thể luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên tiêm nhắc 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó.

Những người đã tiêm vắc xin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần được kiểm tra xét nghiệm kháng thể antiHBs và tiêm những mũi theo lịch bổ sung hoặc thậm chí nếu không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn.

Người đã tiêm vacxin viêm gan B liệu có khả năng lây bệnh không ?

Tiêm phòng không đảm bảo 100% không mắc bệnh mà chỉ hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Nếu được tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch, hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B đạt khoảng 90-97%. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài 15-20 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc cơ thể mỗi người.

Để chắc chắn về khả năng miễn nhiễm với bệnh, bạn có thể thực hiện thêm xét nghiệm chỉ số Anti Hbs. Xét nghiệm này khá đơn giản nhằm xác định chính xác nồng độ Anti-HBs trong máu. Khi nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có kháng thể phòng bệnh. Còn để phòng được lây nhiễm thì định lượng kháng thể phải đạt ngưỡng 100 IU/l trở lên. Kháng thể được coi là bền vững với virus viêm gan B là ở ngưỡng C = 1.000 IU/l.

>>> Xét nghiệm viêm gan B ở Đà Nẵng

Bạn có thể xét nghiệm viêm gan B ở đâu tại Đà Nẵng

Để biết được bản thân có nhiễm viêm gan B hay không. Xét nghiệm viêm gan B chỉ cần một mẫu máu nhưng gồm 3 loại xét nghiệm cần thiết để đưa ra chuẩn đoán cuối cùng:

HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B)
HBsAb hoặc anti-HBs (kháng thể bề mặt viêm gan B)
HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B)

Bạn có thể đến Phòng khám Medic Sài Gòn để xét nghiệm và kiểm tra tình trạng cơ thể bản thân mình có nhiễm virus viêm gan B hay không.

Phòng khám Medic Sài Gòn

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline : 0914496516

 

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111335 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109738 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89713 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73002 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59518 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37827 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO