Responsive image

Cách giảm đường huyết bằng các thực phẩm sẵn có

Kiểm soát đường huyết là mục tiêu quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc bệnh thận. Vậy làm sao để giảm đường huyết bằng thực phẫm sẵn có tại nhà ?

Chỉ số đường huyết là gì ?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu. Nồng độ glucose máu thay đổi liên tục, thậm chí khác nhau từng phút . Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết. Đường huyết tăng sau ăn gây tăng lipid máu, tăng nguy cơ xơ vữa và tạo ra các stress oxy hóa góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn hơn. Chúng làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường .

Ta nên ăn gì để giảm đường huyết

Việc bạn nên ăn gì, uống gì có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Vì thế, để giảm đường huyết bạn nên tham khảo ăn một số loại thực phẩm dưới đây.

Nước lọc

Nước lọc sẽ làm loãng máu và giảm bớt lượng đường trong máu của bạn. Bạn nên uống liền 2 ly nước lớn, chờ 3 phút để uống ly nước thứ 3 sẽ khiến bạn đi tiểu tiện. Đây là cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu.

Trà xanh

Trà xanh là một thức uống quá quen thuộc với nhiều người. Ngoài những công dụng như giải độc cơ thể, giảm huyết áp, giảm stress, trà xanh còn giúp hạ đường huyết nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp lượng đường trong máu giảm xuống 30 mg/dL. Vì thế hãy uống trà xanh mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Quế

Quế là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung bình trong bệnh tiểu đường type 2 và cholessterol.. nếu sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng, quế có thể kiểm soát huyết sắc tố A1c, yếu tố quyết định tính chất lâu dài của bệnh tiểu đường. Nó cũng hỗ trợ cho bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, nhưng chỉ được sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.

Bông cải xanh

Cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường type 2, bông cải xanh còn có thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh và su hào giúp cải thiện độ nhạy insulin và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn. Ăn các loại rau này có thể giúp ích trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường và béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 vì chúng giàu magie và được gọi là chất chống oxy hóa hiêu quả.

Giấm và tỏi

Người bị bệnh tiểu đường có thể uống 2 muỗng giấm trước bữa ăn để không tăng lượng đường trong máu sau ăn. Giấm có thể giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa giàu carbohydrate. Tiêu thụ 2 muỗng giấm giúp bạn giảm 6% lượng đường trong máu.

Tỏi không chỉ giúp tăng hương vị mà còn kiểm soát lượng đường trong máu, viêm và cholesterol LDL cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Tiêu thụ một tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp.

Nên ăn và không ăn gì khi bị tiểu đường

Quả hạch và đậu

Hạt phỉ, hạnh nhân,quả hồng đào, hạt mắc ca và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và chứa carbohydrate thấp.Ăn các hạt này giúp kiểm soát được lượng đường trong máu và giảm mức cholesterol lDL và mức độ insulin.

Đậu có chỉ số đường huyết thấp giúp giảm ức chế lượng đường trong máu tốt hơn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào khác.

Hạt chia

Lượng carbohydrate thấp và giàu chất xơ giúp duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu. Hạt chia làm giảm tốc độ thức ăn tiêu thụ di chuyển qua ruột và được hấp thụ trong cơ thể. Hạt Chia có lợi trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, vì chúng cho phép điều chỉnh lượng insulin.

Gạo lứt và măng tây

Tiêu thụ giúp giảm gần 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa,thay thế gạo bằng các loại ngũ cốc khác cũng có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tới 35%.

Măng tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng sản lượng insulin, cuối cùng có thể khiến cơ thể hấp thụ glucose. Tiêu thụ thường xuyên măng tây có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như sản xuất insulin của cơ thể.

Dây tây và táo

Giàu lượng anthocyanin chống oxy hóa, dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng. Chất chống oxy hóa này giúp giảm nồng độ insulin sau bữa ăn và kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh nhân type 2

Quả táo, việt quất và nho đều tốt cho sức khỏe. Loại này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu bạn tiêu thụ thường xuyên. Ăn táo mỗi ngày có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 só với người không ăn táo.

Các axit béo omega-3 có trong cá rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng giúp giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Một số lưu ý để kiểm soát đường huyết

Để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp, tránh thức ăn nhiều tinh bột và đường. Nên chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.

Tập luyện thể dục thể thao như yoga, dưỡng sinh, đi bộ giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ chế insulin.

Không nên để lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp. Nếu lượng đường huyết hạ xuống quá thấp sẽ gây tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân mắc tiểu đường cần trang bị cho mình máy đo đường huyết để kiểm tra thường xuyên.

Phòng khám Medic Sài Gòn

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

0914495516

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111337 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109742 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89716 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73002 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59519 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37828 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO