Responsive image

Điện giải là những chất nào? Chúng quan trọng thế nào với cơ thể

Chất điện giải là gì?

Chất điện giải là những vi chất mang điện tích có trong cơ thể. Natri, Kali, Clo là các ion quan trọng và được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến mất nước điện giải. Những ion này được màng tế bào sử dụng để duy trì điện áp trên màng tế bào và mang xung điện đến các tế bào khác.

Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn.

Công dụng của chất điện giải

Các chất điện giải rất cần thiết với cơ thể vì nhờ có chúng mà các tế bào (đặc biệt là các tế bào thần kinh, tim và cơ) có thể duy trì năng lượng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên mỗi chất điện giải lại có những chức năng, vai trò riêng:

  • Natri: Là nguyên tố chủ yếu của dịch ngoài tế bào, có vai trò quan trọng trong việc duy trì thẩm thấu dịch, kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp cân bằng độ pH và bảo vệ cơ thể khỏi sự mất dịch.
  • Kali: Kali chiếm tỉ lệ lớn trong dịch nội bào, giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải, giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Ở tế bào kali có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng lượng axit, áp suất thẩm thấu và giữ lại nước cho tế bào. Mặt khác, Kali còn phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và tim, giúp kiểm soát ổn định nhịp tim.
  • Magie: Magie là lượng chất giúp điều chỉnh nồng độ chất khuếch tán, lipid và protein trong cơ thể, cũng là nguyên tố đảm bảo cho quá trình co cơ và dẫn truyền thần kinh diễn ra hiệu quả.
  • Canxi: Là chất điện giải quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các enzym, giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương, đảm bảo quá trình đông máu và hoạt động của các hệ cơ.

Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể, giúp điều hòa chức năng tim và thần kinh, phân phối oxy, cân bằng axit-bazo trong cơ thể. Trong trường hợp chất điện giải bị thải ra ngoài mồ hôi, tiểu tiện, cần phải nhanh chóng bổ sung để giữ nồng độ chất điện giải ổn định và cân bằng.

==>> Xem thêm: Gói xét nghiệm vi chất

Xét nghiệm các chất điện giải

Định lượng các ion điện giải trong cơ thể được thực hiện thông qua xét nghiệm điện giải đồ. Xét nghiệm này giúp đánh giá nồng độ các ion này cao, thấp hay bình thường từ đó xác định bệnh nhân có tình trạng rối loạn điện giải không để đưa ra chẩn đoán và cách thức bổ sung điện giải cho phù hợp.

– Xét nghiệm được tiến hành phân tích trên mẫu huyết thanh của bệnh nhân. Bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng sớm để cho kết quả chính xác nhất.

– Xét nghiệm này thường được thực hiện trong một số trường hợp như sau:

+ Bệnh nhân có tình trạng mất nước, rối loạn điện giải gặp trong nôn, tiêu chảy, chấn thương, bệnh nhân thấy hoa mắt chóng mặt, tim đập bất thường,…

+ Theo dõi tình trạng một số bệnh lý mắc phải như tim mạch, huyết áp, bệnh về gan,…

Ý nghĩa xét nghiệm điện giải đồ

  • Nồng độ Clo trong máu

Clo là một anion chính của dịch ngoài tế bào. Nồng độ Clo máu tỷ lệ nghịch với nồng độ bicacbonat (HCO3 -) do các ion này phản ánh tình trạng cân bằng acid – bazơ trong cơ thể.

– Clo có các chức năng như sau:

  • Tham gia duy trì cân bằng điện tích giữa trong và ngoài màng tế bào.
  • Tham gia vào hệ đệm của cơ thể.
  • Duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước.
  • Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào.

Clo được bài xuất qua thận và theo đường nước tiểu ra ngoài. Clo thường được thấy kết hợp với ion Natri nên thay đổi nồng độ Natri sẽ kéo theo sự thay đổi tương ứng nồng độ Clo.

– Giá trị bình thường của Clo trong máu là: 90 – 110 mmol/ L.

  • Nồng độ Natri trong máu

Natri là cation chính của dịch ngoại bào, Natri có nồng độ cao nhất trong chất điện giải. Thận là cơ quan chính điều hòa Natri của cơ thể.

– Chức năng của Natri trong máu là:

  • Tạo điện thế màng.
  • Duy trì áp lực thẩm thấu dịch ngoài tế bào.
  • Bơm Natri – Kali:
  • Trao đổi Natri trong tế bào với Kali ngoài tế bào.
  • Đồng vận chuyển các chất tan khác và sinh nhiệt.
  • NaHCO3 có vai trò chính trong cơ chế đệm của máu giúp duy trì pH ổn định.
  • Tham gia vào quá trình cân bằng acid – bazơ.

– Giá trị bình thường của Natri trong máu là: 135 – 145 mmol/l.

  • Nồng độ Kali trong máu

Kali là cation chính ở trong tế bào. Thận đóng vai trò cốt lõi duy trì tình trạng hằng định nội môi của Kali trong cơ thể, giữ nồng độ ở mức ổn định. Kali được đào thải khỏi ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu.

– Chức năng của Kali trong cơ thể:

  • Quyết định áp lực thẩm thấu dịch trong tế bào.
  • Duy trì điện thế màng.
  • Tham gia vào quá trình bơm Natri – Kali.
  • Kích thích thần kinh của cơ.
  • Tham gia vào chuyển hóa của tế bào.

– Giá trị nồng độ Kali bình thường trong máu là: 3.5 – 4.5 mmol/l.

Tình trạng mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải (rối loạn điện giải) là biểu hiện bất thường trong nồng độ chất điện giải của cơ thể. Các rối loạn điện giải nghiêm trọng nhất thường diễn ra liên đến nồng độ natri, kali hoặc canxi hơn là các vi chất khác.

  • Nguyên nhân: Chất điện giải có thể mất đi khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi khi sốt cao, vận động, tập thể dục thể thao hoặc gặp các bệnh lý gây tiêu chảy, nôn mửa, mất nước…Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc nhuận tràng mãn tính hoặc viêm dạ dày ruột cũng có thể dẫn đến rối loạn điện giải cùng mất nước. Những người bị chứng rối loạn ăn uống, chán ăn cũng có nguy cơ cao bị mất cân bằng điện giải.
  • Dấu hiệu: Nếu cơ thể mất đi quá nhiều các chất điện giải, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như suy kiệt, mệt mỏi, ngứa ngáy, yếu cơ, bụng chướng, nhịp tim tăng giảm thất thường, nôn mửa, co giật thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì những biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt như trên mà việc bổ sung, giữ cân bằng chất điện giải trong cơ thể là vô cùng cấp thiết và đáng lưu ý. Việc đánh giá, định lượng nồng độ ion điện giải cũng rất quan trọng để xác định phương hướng điều trị đối với các bệnh nhân bị rối loạn điện giải.

Xét nghiệm điện giải đồ đã và đang được thực hiện hàng ngày tại Phòng Khám chẩn đoán Medic Sài Gòn. Xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng rối loạn điện giải hay gặp trong các bệnh lý mắc phải giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

 

PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN – 97 HẢI PHÒNG, TP. ĐÀ NẴNG

97 Hải Phòng, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

Hotline: 091.555.1519

Zalo: 0914.496.516

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 109532 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 107888 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
87219 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
71959 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
58521 Lượt xem
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGỨA DO NHIỄM GIUN SÁN Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37165 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->