Xét nghiệm trong thai kỳ là điều cần thiết để mẹ bầu kiểm tra. Phát hiện những nguy cơ và xử lý kịp thời những bất thường có thể xảy ra. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thời kỳ thai nghén.
Dưới đây là những xét nghiệm quan trọng mẹ bầu. Cần thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong suốt thai kỳ.
XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng và bắt buộc mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi sinh. Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm máu. Đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của mẹ bầu.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ.
Hemoglobin là một loại protein trong máu nhằm cung cấp oxy cho các tế bào. Còn hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Khi lượng hemoglobin và hematacrit thấp là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang thiếu máu và sắt. Ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nên cần bổ sung lượng sắt gấp đôi để mang oxy vào hồng cầu.
Bên cạnh kiểm tra các thành phần của tế bào máu. Xét nghiệm máu còn phát hiện được các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Như HIV/AIDS, Herpes, Viêm gan B, C, Giang mai… từ mẹ bầu.
Xét nghiệm nhóm máu của mẹ
Trong quá trình sinh nở, một số mẹ bầu sẽ cần được truyền máu. Do đó, việc xét nghiệm để biết nhóm máu của mẹ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nhóm máu còn có thể kiểm tra được yếu tố RH trong máu. Bởi nếu nhóm máu của em bé khi sinh ra. Và nhóm máu của mẹ không tương thích thì đây là một trường hợp rất nguy hiểm.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định. Để mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn mang thai.
Do đó, nếu biết được điều này sớm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có hướng xử trí phù hợp. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
>>> Xem thêm: Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh ?
XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Đây được cho là xét nghiệm khá phổ biến, thậm chí có thể được chỉ định lặp đi lặp lại rất nhiều trong thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ đưa ra chỉ số đường huyết trong máu. Đánh giá được việc mẹ bầu có đang hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì hay không.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình mang thai.
Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng và cần thiết với trường hợp mẹ bầu. Từng có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh nói trên. Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.
XÉT NGHIỆM CÁC BỆNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Nếu mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu , HIV. Thì rất có khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm test các bệnh này là không thể bỏ qua.
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường tiểu nhiều hơn so với trước. Bởi vậy xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này nhằm giúp mẹ bầu phát hiện ra các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Thông qua các chỉ số dư glucose trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua.
Tiểu đường là bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp.
Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ tầm soát các nguy cơ đặc thù trong thai kỳ. Như nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbonhydrate…
>>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ là gì? Chỉ số kết quả xét nghiệm bao nhiều là mắc bệnh
XÉT NGHIỆM STREPTOCOCUS B
Xét nghiệm Streptococus B (liên cầu nhóm B, viết tắt GBS) được thực hiện giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo. Hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai vì vậy đây là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần tiến hành.
Mẹ có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm. Nếu từng có tiền sử mang thai hoặc sức khỏe bất thường
Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo. Các mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ trước khi được xét nghiệm GBS (ví dụ phụ nữ có chuyển dạ non bắt đầu trước khi hoàn thành 37 tuần thai). Được điều trị bằng kháng sinh IV cho đến khi tình trạng nhiễm GBS được xác định.
XÉT NGHIỆM TOXOPLASMA (TOXOPLASMOSIS)
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải đương đầu với khá nhiều mối đe dọa. Từ nhiều loại bệnh nguy hiểm đến bé, trong đó có nhiễm Toxoplasmosis. Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Hầu hết không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh có thể lây truyền cho bào thai, có một tỉ lệ nhỏ dẫn đến sẩy thai hoặc thai lưu.
Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ giúp mẹ phát hiện. Và xử trí sớm những bất thường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Bởi vậy trong lần khám đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis. Để xác định và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.
XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST
Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có độ an toàn và tin cậy cao. Để thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ bầu. Thông qua đó sẽ giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down. Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thai không có não bộ.
Kết quả của xét nghiệm Double test/ Triple test sẽ được phối hợp. Với kết quả siêu âm thai của mẹ bầu để cho chuẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm Double Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 12 – 15. Còn Triple Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 16 – 18.
Xét nghiệm này được thực hiện khá đơn giản. Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
XÉT NGHIỆM CMV
CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do virus Cytomegalo gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV từ mẹ có thể gặp phải những biến chứng rất nặng nề. Như bệnh sọ nhỏ, điếc, gan và lá lách to, vàng da, trí tuệ chậm phát triển…
Do đó, xét nghiệm CMV là một trong những xét nghiệm rất cần thiết trong thai kỳ. Giúp xác định xem mẹ bầu có dấu hiệu. Và triệu chứng bị nhiễm virus này hay nhiễm trùng bào thai hay không.
Những xét nghiệm kể trên là những xét nghiệm rất quan trọng trong thai kỳ mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp của mẹ bầu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm một số chỉ định khác. Trong quá trình mang thai.
Bản chất của việc chọc dò ối là một thủ thuật có xâm lấn.
Chọc dò ối là thủ thuật chẩn đoán trước sinh có xâm lấn. Các bác sĩ với sự giúp đỡ của các thiết bị siêu âm chuyên dụng sẽ tìm vị trí chính xác, an toàn. Để đưa đầu kim nhỏ rỗng ruột qua thành bụng, xuyên qua thành tử cung lấy mẫu nước ối. Mẫu nước ối này sẽ được đem tới các phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích và xét nghiệm ADN nhằm sàng lọc các căn bệnh di truyền.
Chọc dò ối phải được sự chỉ định của bác sĩ.
Không phải mẹ bầu nào cũng nên thực hiện xét nghiệm này. Do có một số nguy cơ nhất định nên bạn chỉ nên thực hiện chọc ối nếu có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đa số, các mẹ bầu cao tuổi, mẹ bầu từng sảy thai nhiều lần. Có tiền sử sinh con hoặc gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh… Sẽ được khuyên thực hiện phương pháp này.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Test). Tiêu chuẩn mới trong sàng lọc trước sinh. Giúp biết trước sức khỏe của thai nhi trong giai đoạn sớm khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ. Giúp cho các bà mẹ an tâm hơn trong suốt thai kỳ. Đặc biệt những mẹ đã và đang có tiền sử nguy cơ cao sinh em bé bị rối loạn số lượng nhiễm sắc thể. Giúp giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.