Nhiễm giun sán, ký sinh trùng là việc khó tránh khỏi do thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh. Bệnh thường gặp và rất phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ gây nguy hiểm cho người bị nhiễm ký sinh trùng.
>>> Xét nghiệm ký sinh trùng tại Đà Nẵng.
Ký sinh trùng, giun sán là gì ?
Ký sinh trùng để chỉ những vi sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác. Ký sinh trùng có nhiều hình thức ký sinh như:
- Ký sinh hoàn toàn: được gọi là ký sinh bắt buộc như giun đũa, giun tóc, giun móc. Hoặc ký sinh không hoàn toàn như ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do như côn trùng hút máu.
- Nội ký sinh: hình thức ký sinh bên trong cơ thể như sán dây, sán lá gan,… Có thể là ngoại ký sinh, sinh vật ký sinh vào da hay hút máu qua da . Có loại ký sinh trùng trên da người, cũng có loại ký sinh trùng dưới da.
Ký sinh trùng, giun sán là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm ở người, gây biến chứng như thiếu máu, động kinh, co giật…
Nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng
Khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam là điều kiện tốt cho những loại ký sinh trùng phát triển. Ký sinh trùng có thể lây qua những con đường khác nhau mà bạn có không ngờ đến, dưới đây là các con đường chính:
Nguồn nước:
Nguồn nước ở ao, hồ, sông suối chưa qua xử lý rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Tại nông thôn, các nguồn nước này vẫn thường được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Ký sinh trùng từ nguồn nước đi vào cơ thể người sử dụng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, ngứa, nổi mề đay…
Động vật:
Động vật, thú cưng có thể lây bệnh sang người nếu nó mang mầm bệnh. Những cử chỉ vuốt ve, âu yếm hàng ngày vô tình khiến ký sinh trùng từ thú cưng truyền sang cơ thể chúng ta.
Thịt tươi sống:
Thịt sống là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là thịt đông lạnh, xông khói.. Hơn 50% thịt tươi sống bị nhiễm ký sinh trùng.
Rau sống, rau chưa được chế biến kỹ:
Do phương pháp chăm sóc rau bằng phân động vật, nếu rau không được rửa kỹ thì người ăn rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.
Mức độ nguy hiểm mà ký sinh trùng có thể gây ra cho bạn
Hầu hết các bệnh liên quan đến ký sinh trùng đều gây nên các triệu chứng ngứa ngoài da, nổi các mẫn đỏ.
Khi đã xâm nhập được vào cơ thể con người, chúng sẽ không phát triển ngay lập tức mà tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành các khối u di chuyển dưới da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng,… Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn thị giác, liệt nửa người, hôn mê.
Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây ra xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khu chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
Mỗi loại giun sán có sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ra ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy khi bị giun sán là ngứa da.
Theo đó, những trường hợp bị ngứa lâu ngày nên xét nghiệm máu để chuẩn đoán một số loại giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da. Thông thường, sau điều trị đặc hiệu giun sán, bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.
Một số dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng
Bệnh về da
Các ký sinh trùng gây ra như phát ban đỏ, chàm và các dị ứng dưới da khác. Ngoài ra, các chất thải của các ký sinh trùng bị tích tụ ngay dưới da còn làm tăng mức eosinophils trong máu. Điều này có thẻ dẫn đến các bệnh về da như loét, sưng tấy, tổn thương da.
Tiêu hóa kém
Vấn đề tiêu hóa là dấu hiệu đường ruột đã nhiễm ký sinh trùng, chúng gây viêm và dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra, gây nên tình trạng đầy hơi, nôn và cảm giác bỏng rát trong dạ dày.
Mệt mỏi
Cơ thể luôn cảm thấy uể oải liên tục ngay cả sau khi ăn và ngủ đúng cách. Điều này chủ yếu liên quan đến giun đường ruột làm suy giảm chất dinh dưỡng.
Luôn có cảm giác thèm ăn
Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn tới sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống, cụ thể là là cảm giác thèm ăn luôn thường trực.
Thực tế, việc bạn ăn nhiều hơn bình thường cùng với việc giảm cân thường là một dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm sán dây hoặc giun tròn. Lý do là khi ký sinh trùng tiêu thụ một lượng thực phẩm của người bị nhiễm bệnh, nên sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy đói. Mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể lại không hấp thu được gì cả.
Thiếu máu
Sự lây nhiễm của giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có thể dẫn đến thiếu chất sắt trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu
Biểu hiện cụ thể gây ra bởi các ký sinh trùng:
Sán lá gan nhỏ:
Loại này đã có mặt tại 32 tỉnh thành cả nước và tập trung đông nhất tại khu vực Nam Định, Hà Tây, Bình Định…Người nị nhiễm sán lá gan nhỏ dễ bị tắc sỏi mật, tắc mật, viêm đường mật, áp xe gan, xơ gan. Nguy hiểm hơn đó chính là ung thư đường mật cholangiocarcinoma.
Sán lá gan lớn Fasciola:
Sán lá gan lớn hiện có mặt trên toàn quốc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Nó gây các ổ tổn thương mà ra thường nhầm u trong gan, áp xe gan. Nặng hơn, nó gây ra u đại tràng, u phúc mạc dưới da, mạch máu, hạch tim và tinh hoàn.
Sán lá phổi Paragonimus heterontremus
Sán lá phổi gây nên các triệu chứng như lao, ung thư phổi như ho ra máu, tràn dịch màng phổi. Một số trường hợp nguy hiểm, sán lá phổi làm vỡ ổ áp xe gây tràn khí/dịch màng phổi và tử vong tại chỗ. Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan.
Ấu trùng sán lợn Cysticercosis:
Triêu chứng của mắc sán lợn là hiện các nang sán dưới da dễ nhầm bệnh khác như u mỡ, u bã đậu, hạch. Đặc biệt, các nang trong não có thể gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng , thậm chí mù mắt..
Giun lươn Strongyloides stercoralis:
Giun lươn gây ra các triệu chứng: đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm loét ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nên chú ý.
Giun đũa chó Toxocara Canis
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn.
Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng).
Cách phòng tránh nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Ký sinh trùng là loài gây ra nhiều bệnh cho cơ thể con người thậm chí đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên, cách phòng ngừa chúng lại tương đối đơn giản. Mọi người có thể tham khảo cách dưới đây:
- Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn uống, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với đất.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, nấu thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, không để ruồi, nhặng bậu vào thức ăn.
- Giữ gìn nhà, nơi ở xung quanh sạch sẽ, không phóng uế chất thải bừa bãi, tuyệt đối không được để chó mèo tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện chế độ tẩy giun định kì cho gia đình, đặc biệt là ở trẻ em – đối tượng dễ nhiễm giun sán, ký sinh trùng nhất..
- Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị sớm nhất.
Nên đến các cơ sở, phòng khám để xét nghiệm kiểm tra xem bản thân có đang nhiễm giun sán hay ký sinh trùng hay không.
Xét nghiệm ký sinh trùng ở Đà Nẵng
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng thực hiện xét nghiệm giun sán , sán chó ..trong máu với chi phí chỉ 100.000 đồng/mẫu. Khi đến khám và xét nghiệm quý khách sẽ được tư vấn tận tình và chu đáo từ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm ở nơi đây.
Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn do đó việc xét nghiệm giun sán định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519