Responsive image

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh lây nhiễm nào ?

Việc quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy, nếu đang có những dấu hiệu nghi ngờ, làm sao xác định được bản thân có lỡ dính phải những căn bệnh lây nhiễm này không? Xét nghiệm máu có thể cho ta biết những bệnh lây nhiễm nào?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục do các ký sinh trùng và vi sinh vật sống trên da hoặc sống trong dịch cơ thể như dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu gây nên.

Những vi sinh vật này sẽ thâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua vết cắt, vết loét trên da hoặc qua miệng, hậu môn, âm đạo.

Do nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục ( STD) không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, nếu bạn có tiếp xúc gần với nguy cơ gây bệnh, thì nên tầm soát để phát hiện sớm, phác đồ điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn.

>>> Tham khảo gói xét nghiệm lây nhiễm 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Tùy vào căn bệnh khác nhau mà người mang mầm bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số trường hợp đặc biệt, người mang mầm bệnh nhưng vẫn không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh lây truyền qua đường tình dục:

  • Xuất hiện dịch có màu, mùi bất thường ở âm đạo hoặc dương vật.
  • Ngứa, nổi mụn cóc, thậm chí lở loét ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
  • Cảm thấy rát khi đi tiểu.
  • Phụ nữ không đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng hay bị đau bụng.

Nếu có một trong những triệu chứng trên đây, bạn nên đến cơ sở uy tín để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm xem liệu rằng mình có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.

Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ có ý định mang thai, hoặc trong thai kỳ.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện những căn bệnh lây nhiễm nào ?

Viêm gan siêu vi B

Là một căn bệnh phổ biến của Việt Nam và trên thế giới. Viêm gan siêu vi B có thể dẫn đến những đợt tổn thương cấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu hoặc dịch từ người nhiễm bệnh. Việc tiêm vacxin viêm gan B là những công cụ tuyệt vời để phòng ngừa bệnh.

Viêm gan siêu vi C

Viêm gan C phần lớn không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan, đôi khi có mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ. Có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo. Có thể có các biểu hiện ngoài gan như: đau khớp, viêm khớp, tóc dễ gãy rụng…….

Giang mai:

Bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xét nghiệm giang mai là tìm các kháng thể trong mái phản ứng với viêm nhiễm T.pallidum.

Ai nên làm xét nghiệm:

Khi bạn nghi ngờ có triệu chứng mắc bệnh giang mai, mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác hoặc nhiễm HIV, người thân được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, hoạt động tình dục có nguy cơ cao, đang mang thai hoặc quan hệ đồng giới.

HIV

HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Xét nghiệm HIV để phát hiện kháng thể HIV trong máu.

Khi nào nên xét nghiệm HIV:

  • Ít nhất 1 lần mỗi năm nếu bạn có tiếp xúc các nguy cơ: quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ đồng giới.
  • Khi bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với virus.
  • Trước và trong khi mang thai.

Cách đọc kết quả:

Nếu kết quả âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh.

Nếu kết quả dương tính, bạn nên làm các xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định.

Lưu ý: các bệnh nhân nguy cơ cao cần phải lặp lại việc khám sàng lọc hàng năm để đảm bảo chắc chắn.

Khi bạn vừa tiếp xúc với virus, nên xét nghiệm nhắc lại sau 4- 6 tháng để đảm bảo an toàn

Các bệnh lây qua đường tình dục 

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng mẫu máu. Những xét nghiệm này thường được kết hợp với mẫu nước tiểu hoặc tăm mô bị nhiễm trùng để chẩn đoán chính xác hơn.

Các bệnh sau đây có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu:

  • Bệnh giang mai
  • Bệnh nhiễm Chlamydia
  • Bệnh lậu
  • HIV

xét nghiệm tổng quát

Quy trình lấy máu xét nghiệm sẽ diễn ra như thế nào?

Các thủ tục này thường được thực hiện tại phòng thí nghiệm hoặc trong văn phòng bác sĩ và mất vài phút.

Để thực hiện xét nghiệm máu, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ tiến hành:

  • Sát trùng khu vực lấy máu trên cánh tay.
  • Buộc một dải cao su vào cánh tay trên để giúp làm cho tĩnh mạch rõ hơn.
  • Đưa một đầu kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch để lấy máu.
  • Tháo kim ra khỏi da và tháo dây cao su ra khỏi cánh tay của bạn khi lấy đủ lượng máu cần thiết.
  • Bảo vệ nơi lấy máu bằng băng hoặc bông sạch và băng y tế.

Xét nghiệm máu ở đâu tốt tại Đà Nẵng

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh uy tín luôn mang đến những kết quả xét nghiệm chính xác nhất và có nhiều danh mục xét nghiệm máu nhằm tìm ra bệnh lý. Tại phòng khám Medic Sài Gòn hiện nay đang sở hữu cho mình hệ thống xét nghiệm máu hiện đại, tân tiến nhất, phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học giúp cho khách hàng theo dõi tốt sức khoẻ và cũng như việc chuẩn đoán, phát hiện bệnh nguy hiểm.

Phòng khám làm việc từ 6h30 đến 20h hàng ngày giúp khách hàng thuận tiện sắp xếp công việc của mình. Hơn thế nữa tại Medic Sài Gòn có hệ thống xét nghiệm máu tại nhà giúp khách hàng không phải đến tận nơi mà vẫn nhận được kết quả chính xác nhất.

Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 109532 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 107888 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
87219 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
71959 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
58521 Lượt xem
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGỨA DO NHIỄM GIUN SÁN Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37165 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->