Responsive image

Xét nghiệm chức năng đông cầm máu.

Xét nghiệm đông, cầm máu có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chuẩn đoán và xử lý các rối loạn đông, cầm máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chảy máu..

>>> Địa chỉ khám sức khỏe doanh nghiệp tại Đà Nẵng.

Cơ chế đông, cầm máu của cơ thể:

Cơ chế đông, cầm máu:

qua-tring-dong-mau-2

Bản chất của quá trình đông máu là sự thay đổi tính chất của máu, máu từ thể lỏng ( trong lòng mạch) chuyển thành thể rắn (khi ra khỏi lòng mạch) để ngăn chặn sự chảy máu ra khỏi bên ngoài cơ thể. Nó gồm các chu kì: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết.

Quá trình đông máu huyết tương được phát động bằng hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. Kết quả khởi động hai con đường này đều tạo ra phức hệ prothrombinase làm nhiệm vụ chuyển prothrombin thành thrombin.

Fibrinogen dưới tác động của thrombin sẽ tạo ra lưới fibrin giam giữ tiểu cầu và các thành phần khác của máu tạo nên cục máu ổn định vững chắc có đủ khả năng cầm máu.

Ý nghĩa của quá trình đông cầm máu:

  • Ngăn không cho máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.
  • Hình thành nút bịt kín vết thương lớn, giúp cầm máu tránh nguy cơ mất máu cấp tính, tránh được sự nguy hiểm của tính mạng.
  • Trong y học, quá trình này được ứng dụng để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Các xét nghiệm chức năng đông, cầm máu thường làm:

Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT)

Máu ra khỏi lòng mạch sẽ bị đông theo đường ngoại sinh. Khi cho thừa thromboplastin và calci vào máu chống đông bằng citrat thì con đường đông máu ngoại sinh được thực hiện ồ ạt. Đo thời gian từ khi bổ sung calci và nhiều thromboplastin đến lúc huyết tương đông lại để phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin là yếu tố II, V, VII, X còn gọi là yếu tố đông máu theo con đường ngoại sinh.

Ý nghĩa: 

Thời gian Prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh. Trong 4 yếu tố đó thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT héo dài. Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ giảm yếu tố và liều vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét nghiệm này để theo dõi kháng vitamin K.

Đọc kết quả:

  • PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.

  • PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.

  • INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.

Xét nghiệm Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT – Activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT đo chức năng hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…). Xét nghiệm aPTT được chỉ định trong các trường hợp:

  • Cần thăm dò các bệnh gây chảy máu: do thiếu hụt hay khiếm khuyết các yếu tố đông máu liên quan đến con đường nội sinh, hoặc để phát hiện các trường hợp ưa chảy máu (hemophilie) type A hay B, kể cả các thể nhẹ.
  • Làm bilan đông máu trước khi phẫu thuật.
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân khi điều trị bằng heparin.
  • Đánh giá mức độ nặng của bệnh lý về gan hay đông máu nội mạch lan tỏa.

Ý nghĩa:

Kết quả aPTT kéo dài sẽ cho biết tình trạng rối loạn liên quan đến quá trình đông máu nội sinh do thiếu hụt yếu tố đông máu bẩm sinh. Ngoài ra, aPTT kéo dàu có thể xảy ra khi trong máu có chất ức chế đông máu nội sinh hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng heparin.

Đọc kết quả:

Xét nghiệm này nhằm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm được biểu thị như sau:

  • APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.

  • rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Xét nghiệm định lượng Fibrinogen:

Huyết tương của bệnh nhân trong xét nghiệm này được pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi cho thrombin vào. Đối chiếu các kết quả với đường cong chuẩn để xác định nồng độ fibrinogen.

Ý nghĩa:

  • Dùng trong trường hợp xác định sự có mặt của viêm nhiễm.
  • Thăm dò rối loạn đông máu khi người bệnh có biểu hiện chảy máu bất thườn.
  • Làm bilan đông máu trước mổ.
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị fibrin.
  • Dùng trong ứng dụng theo dõi bệnh gan tiến triển như thế nào.

Đọc kết quả:

Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm chức năng đông, cầm máu:

Tương tự các loại xét nghiệm khác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

  • Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

  • Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm đông, cầm máu tại Đà Nẵng.

>>> Xét nghiệm tổng quát uy tín, chính xác 

Phòng khám chẩn đoán medic sài gòn

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111335 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109736 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89713 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73002 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59518 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37827 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO