Các bệnh viêm gan không nhiều thì ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Trong tất cả các loại viêm gan, bệnh viêm gan A hiếm khi nguy hiểm. Bệnh nhân mắc bệnh hầu như đều phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị. Nhưng đừng vì vậy mà chủ quan với căn bệnh này. Vì sao vậy? Cùng Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tìm hiểu nhé.
>>> Viêm gan B ở thể ngủ là gì? Có nguy hiểm không?
Nơi nào thường mắc bệnh viêm gan A:
Khu vực có mức độ nhiễm bệnh cao: Thường xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Những nước này thường có điều kiện vệ sinh kém, thường bị nhiễm trùng. Hầu hết 90% trẻ em điều bị nhiễm vi rút viêm gan A trước 10 tuổi nhưng không có triệu chứng.
Khu vực có mức độ nhiễm bệnh thấp, trung bình: Các nước có thu nhập cao với điều kiện vệ sinh tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh này rất thấp. Bệnh chỉ xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trong các nhóm có nguy cơ cao, như PWID, MSM, những người đi du lịch đến các khu vực có mức độ nhiễm viêm gan A cao.
Con đường lây bệnh viêm gan A:
Bệnh viêm gan A không lây truyền qua máu vì có rất ít virus trong máu. Con đường lây truyền chính của nó là đường phân – miệng. Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh hoặc ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh làm lây truyền bệnh viêm gan A.
Những con đường lây chính của virus viêm gan A:
- Ăn thức ăn do người bị viêm gan A chế biến, người bệnh không rửa tay kỹ rồi chế biến thức ăn cho mọi người ăn.
- Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm.
- Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm.
- Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A.
- Quan hệ tình dục với người đang mang virus.
Biến chứng của bệnh viêm gan A nếu không được chữa trị:
Mặc dù viêm gan A rất hiếm gây vấn để nghiệm trọng về sức khỏe, nhưng không phải không có. Đặc biệt, người trên 50 tuổi sẽ dễ gặp biến chứng hơn. Tình huống xấu nhất, người bệnh có thể bị suy gan hoặc cần ghép gan.
- Suy gan: Tình trạng này thường xảy ra ở những người lớn tuổi, từng mắc bệnh liên quan đến gan, có hệ thống miễn dịch yếu.
- Hội chứng Guillain Barre: Hội chứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công hệ thống thần kinh. Nó gây nên tình trạng yếu cơ, thậm chí là tê liệt. Cần điều trị để giảm bớt các triệu chứng và giúp phục hồi nhanh hơn.
- Viêm tụy: Đây là tình trạng tuyến giúp tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu bị viêm. Bệnh nhân phải ngừng ăn trong một vài ngày để tuyến tụy nghỉ ngơi. Nếu người bệnh có nguy cơ bị mất nước, cần đến bệnh viện để truyền dịch.
Hầu hết, bệnh nhân sẽ phục hồi chức năng gan trong vòng 2 tháng. Sau khi hồi phục, người bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A:
Cách chẩn đoán bệnh này là thực hiện xét nghiệm các kháng thể Immunoglobulin G (IgM) đặc hiệu của HAV trong máu.
Các xét nghiệm bổ sung bao gồm phản ứng chuỗi sao chép polymerase ngược (RT-PCR) để phát hiện RNA virus viêm gan A và có thể cần các cơ sở thí nghiệm chuyên ngành thực hiện.
Cách phòng ngừa virus viêm gan A:
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan A là cải thiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêm chủng. Cụ thể:
- Cung cấp đầy đủ nước uống an toàn.
- Xử lý nước thải hợp lý.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tiên vắc xin viêm gan A theo diện rộng để phòng ngừa và kiểm soát viêm gan do virus.