Responsive image

Bệnh tiểu đường có chữa được hay không ?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính phổ biến ở toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh dần một gia tăng. Đây là một căn bệnh rất khó điều trị, xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Do tỷ lệ béo phì ngày tăng hiện nay, càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi thành niên và người trẻ tuổi.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị tiểu đường, bạn cần kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi để chắc chắn rằng lượng đường nằm trong mức an toàn.

Thông qua quá trình làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose trong máu, sẽ có 3 loại tiểu đường: Tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

>>> Bài thuốc dân gian giúp chữa tiểu đường hiệu quả

Bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào

Một trong những báo động hiện nay là bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu và thống kê của bộ Y tế bệnh đã tăng 211% trong vòng 10 năm qua.

Tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, tai biến mạch máu não, liệt dương,… Tình trạng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hành loạt các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng mắt: suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa
  • Biến chứng tim mạch: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp,…
  • Biến chứng thần kinh: Tê, đau, nóng chân,…
  • Biến chứng thận: Suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng trên nhiều vùng cơ thể.
  • Biến chứng cấp tính khác: Hạ đường huyết, hôn mê,…

Có thể nói bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cũng như làm giảm tốc độ tác động của chúng lên cơ thể. Đây là vấn đề mà bạn cần phải ghi nhớ.

Bệnh có thể chữa được hay không ?

Cho đến thời điểm này, bệnh vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để. Nhưng với những tiến bộ trong ngành y tế đã tìm ra những phương pháp và loại thuốc mới giúp kiểm soát bệnh ngày càng hiệu quả hơn.

Nếu là tiểu đường type 1 thì chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Còn với tiểu đường type 2 bạn vãn có 70% cơ hội chữa trị bệnh nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu hoặc làm bệnh thuyên giảm thậm chí đến 20 năm mà chưa cần phải sử dụng thuốc.

Tiểu đường type 2 là rối loạn chuyển hóa, cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng isulin hiệu quả làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tiểu đường có thể kiểm soát bằng isulin và các loại thuốc trị tiểu đường khác.Việc tích cực tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống kết hợp uống thuốc thì có cơ hội chữa khỏi.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm, song bạn hoàn toàn có thể hồi phục lại sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nếu áp dụng phối hợp nhiều giải pháp.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

  • Duy trì chế độ ăn cho người tiểu đường: tăng chất xơ, cắt giảm chất béo  và carbohydrate
  • Tăng cường vận động thể chất: nên tập thể dục ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày với những bài tập cường độ vừa phải. Mỗi tuần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.
  • Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh: Nếu có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể trong khoảng 18 -23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.
  • Giảm căng thăng cho tinh thần: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó kiểm soát. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, từ bỏ thuốc lá, ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm hiệu quá trình stress oxy hóa – một cách để kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Nên ăn hay không ăn gì khi bị tiểu đường 

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp thảo dược để kiểm soát bệnh

Tuân thủ đúng thời gian trị bệnh, sử dụng thuốc đúng liều lượng và tái khám theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự thay đổi của các chỉ số và tiến triển của bệnh giúp đưa ra được phương pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời.

Có một vài loại thảo mộc có thể giúp tăng độ nhạy insulin và giảm khả năng tiến triển bệnh tiểu đường.

Bạn có thể sắm cho mìn một chiếc máy đo huyết áp để thường xuyên kiểm tra tình trạng đường huyết của bản thân mình. Từ đó đánh giá được quá trình điều trị của mình có đảm bảo hay không.

Phòng khám Medic Sài Gòn

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

0914496516 – 091.555.1519

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111337 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109740 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89714 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73002 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59519 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37828 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO