Responsive image

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần làm

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có vai trò loại bỏ chất thải, dịch thừa ra khỏi máu. Để đánh giá chính xác và toàn diện hoạt động của thận, bạn có thể thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm và phương pháp khác nhau như: xét nghiệm máu, nước tiểu, chuẩn đoán hình ảnh… Cùng Phòng khám Medic tìm hiểu rõ hơn về các xét nghiệm này nhé.

>>> Khi nào nên xét nghiệm chức năng thận

1.Xét nghiệm sinh hóa máu ( xét nghiệm đánh giá chức năng thận).

Xét nghiệm chức năng thận 2 chỉ số : Ure, Creatinin huyết thanh:

Xét nghiệm Ure máu:

Protein trong cơ thể thoái hóa sẽ cho ra sản phẩm là Ure, Ure được lọc ở thận trước khi thải ra ngoài với nước tiểu.

Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý liên quan.

Phân tích kết quả:

Chỉ số chức năng thận bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/l

Nếu chỉ số Ure tăng bất thường : báo hiệu bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi niệu quản, viêm ống thận, tiêu chảy, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy…

Chỉ số Ure trong máu giảm: suy giảm chức năng gan, ăn ít protein, truyền nhiều dịch…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh:

Creatinin là sản phẩm thoái hóa của Creatin trong các cơ, đào thải ở thận. Chỉ số này giúp đánh giá chức năng thận.

Chỉ số Creatinin thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ, hoạt động thể lực.. Nếu trường hợp bác sỹ nghi ngờ xét nghiệm này không chính xác, có thể chỉ định thêm xét nghiệm cystatin C máu.

Đánh giá kết quả:

Creatinin bình thường: Nam: 0.6- 1.2 mg/dl. Nữ: 0.5 – 1.1 mg/dl

Nồng độ Creatinin máu tăng bất thường: có thể chức năng thận bị rối loạn. Khả năng lọc Creatinin bị kém, dẫn đến nồng độ Creatinin máu tăng cao.

Riêng đối với bệnh nhân suy thận, bị suy thận càng nặng, chỉ số Creatinin càng cao:

  • Suy thận cấp độ 1: creatinin dưới 130 mmol/l

  • Suy thận cấp độ 2: creatinin từ 130 – 299 mmol/l

  • Suy thận cấp độ 3a: creatinin từ 300 – 499 mmol/l

  • Suy thận cấp độ 3b: creatinin từ 500 – 899 mmol/l

  • Suy thận cấp độ 4: creatinin trên 900 mmol/l.

Xét nghiệm điện giải đồ:

Xét nghiệm điện giải đồ cho ta thấy rõ hơn các bệnh lý về thận. Chức năng thận suy giảm dẫn đến mất cân bằng các chất điện giải, bao gồm:

  • Sodium (Natri): Natri trong máu bình thường ở khoảng 135 – 145 mmol/L. Với người suy thận, nồng độ natri máu giảm do mất qua thận, qua da, do thừa nước hoặc mất qua đường tiêu hóa.

  • Potassium (Kali): Kali trong máu bình thường ở khoảng 3,5 – 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận cũng bị tăng Kali trong máu, do thận đào thải kém đi.

  • Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, canxi trong máu từ 2.2 – 2.6 mmol/L. Người bị suy thận kéo theo giảm canxi máu và tăng phosphate.

Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan:

Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người nghi ngờ bị mắc bệnh.

Ở người bình thường, pH tối ưu ở mức 7,37 – 7,43. Ở mức này, các men tế bào, protein co cơ và yếu tố đông máu hoạt động tối ưu nhất.

Ở người suy giảm chức năng thận, nồng độ acid trong máu và các cơ quan tăng do acid chuyển hóa bị giảm thải.

Xét nghiệm acid uric trong máu:

Xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận. Nồng độ acid uric bình thường trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Khi bị những bệnh sau: suy thận, gout, vẩy nến… nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng.

Các xét nghiệm sinh hóa khác cần làm:

  • Albumin huyết thanh: chỉ số Albumin huyết thanh giảm mạnh ở những người mắc bệnh cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp. Chỉ số Albumin huyết thanh bình thường từ 35 – 50g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần.
  • Protein toàn phần huyết tương: đây là chỉ số thể hiện chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng 60 – 80g/L. Người mắc bệnh thận thường có chỉ số protein toàn phần giảm do màng lọc cầu thận bị tổn thương.
  • Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

2. Xét nghiệm nước tiểu:

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu:

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá được tình trạng chức năng thận của bạn, cụ thể như sau:

  • Tỷ trọng nước tiểu:

Tỷ trọng nước tiểu bình thường 1,01 – 1,02. Suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm.

  • Protein:

Nếu trong nước tiểu có protein, bệnh nhân sẽ được thực hiện thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

3.Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm bụng:

Siêu âm bụng giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắt nghẽn nhiệu quản. Trường hợp thận bị ứ nước hai bên gây suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tính.

Trường hợp siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, có nhiều nang hoặc mất phân biệt vỏ tủy.. gợi ý bệnh thận mạn tính.

Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền, phát hiện sỏi thận hoặc khối u trong thận.

Chụp CT Scan bụng:

Phương pháp này thường chỉ sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân bế tắc niệu quản.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ:

Phương pháp này cho phép đánh giá chức năng từng bên thận. Giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Nếu kết hợp thêm với nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp này cũng giúp đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

Tóm lại, phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định làm một hay nhiều phương pháp. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra những biện pháp và phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời.

Xét nghiệm chức năng thận bằng sinh hóa máu ở đâu tại Đà Nẵng?

Ngoài hệ thống các bệnh viện Đà Nẵng, Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng hiện là phòng khám thực hiện xét nghiệm chức năng thận được tin tưởng, cho kết quả nhanh và chính xác.

Ngoài thực hiện xét nghiệm chức năng thận, phòng khám còn có các xét nghiệm khác như xét nghiệm tiểu đường, chức năng gan, acid uric, các gói xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm adn, sàng lọc trước sinh NIPT.

>>> Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường.

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111323 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109711 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89689 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
72988 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59513 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37826 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO