Responsive image

Thiếu máu lên não: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

Thiếu máu lên não có thể chỉ bắt đầu thoảng qua bằng những cơn đau đầu nhè nhẹ, thỉnh thoảng chóng mặt. Nhưng càng để lâu, bạn càng thấy bản thân khó tập trung làm việc. Thậm chí phải tới bệnh viện để điều trị.

Bệnh thiếu máu não chỉ ở người lớn tuổi?

Máu lên não không đủ hay thiếu oxy lên não. Đây là hiện tượng máu đang tuần hoàn trong cơ thể gặp trở ngại, không cung cấp đủ một hoặc nhiều phần đến não. Từ đó dẫn đến rối loạn các chức năng não.

Trước đây, bệnh thiếu máu lên não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Và đặc biệt nhiều ở người phải lao động trí óc. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Và giới trẻ thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu. Đến khi bệnh trở nặng, phải đến bệnh viện mới biết rằng mình mắc bệnh thiếu máu não. Các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, khiến tổn hại mô não, thiếu máu não cục bộ, liệt não thậm chí đột quỵ não dẫn đến tử vong cao.

Nguyên nhân thiếu máu não

3 nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến nhất là: cột sống bị tổn thương, bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch não. Riêng với giới trẻ, những lý do khiến tình trạng thiếu máu não ngày càng tăng cao. Nguyên nhân đến từ những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày:

  • Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Điều này cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy. Gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não lâu dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Những chiếc gối cao hơn 15cm rất có hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng máy tính quá nhiều: Khi ngồi, chỉ nhìn vào màn hình máy tính khiến cơ cổ không được vận động. Ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não.
  • Nạp quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu.
  • “Nghiện” điện thoại: Tương tự như việc ngồi máy tính quá nhiều. Sử dụng điện thoại lâu ngày và thường xuyên gây tổn thương đốt sống cổ là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.
  • Lười vận động: Không chịu luyện tập thể thao dẫn đến huyết mạch ứ trệ. Quá trình lưu thông máu chậm chạp đi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não.

Triệu chứng thiếu máu lên não nhận biết ngay tại nhà

thiếu máu não

>> Đọc thêm:Thiếu máu lên não, nên ăn gì để cải thiện?

Khi não gặp vấn đề, bạn dễ dàng nhận ra những điều bất thường. Cụ thể, đối với bệnh thiếu máu não là các triệu chứng:

  • Đau đầu: Ban đầu chỉ là nhức đầu nhè nhẹ, sau có thể là đau như búa bổ. Nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Lúc khởi phát là đau nhói một vùng nào đó cố định. Sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Hiện tượng này có thể xảy đến ngay cả khi bạn đang ở trong không gian yên tĩnh, không có gió. Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ ghé thăm vào những lúc không ngờ nhất.
  • Mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được. Tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được…
  • Suy giảm trí nhớ: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt thường xuyên sẽ  giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.
  • Tê bì, nhức mỏi chân tay: Đó là khi bạn có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim. Não bộ tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose. để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh. Đặc biệt những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, khi phát hiện một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện thì lên đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Điều trị thiếu máu lên não thế nào thì hiệu quả?

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định xem bạn cần phải điều trị bằng phương pháp nào. Hầu hết cần đến sự can thiệp của thuốc. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh của Tây y. Cũng có thể sử dụng thuốc trong Đông y tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp chẩn đoán hẹp động mạch cảnh hiện nay là:

  • Siêu âm màu.
  • chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA).
  • Chụp CT đa lớp cắt (MSCT).
  • Chụp mạch số hóa xóa nền DSA….

Có thể giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thiếu oxy lên não.

thiếu máu não là gì

Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn còn cần chọn cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bổ sung nhiều sắt trong chế độ ăn hàng ngày là phương pháp an toàn và hiệu quả. Việc ăn thêm các thức ăn và trái cây giàu vitamin C cũng rất tốt để tăng hấp thu sắt. Cùng với sắt, các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Chế độ ăn ít chất béo gồm rau, ngũ cốc, đậu, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, thịt trắng (như thịt gà, thịt lợn nạc). và tránh xa thuốc lá cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu não.

Yêu cơ thể và sức khỏe bản thân bạn ắt hẳn sẽ tự có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh. Chỉ cần có những yếu tố quan trọng này luôn được duy trì, chắc chắn thiếu máu não sẽ không có cơ hội ghé thăm.

Xét nghiệm thiếu máu não ở đâu

Để biết được tình trạng bệnh tật của mình, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần. Chúng ta nên đến các cơ sở y tế có chất lượng để khám xét nghiệm sàng lọc. Để được tư vấn đầy đủ về các xét nghiệm hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn. Hiện nay phòng khám đang có triển khai chương trình lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để phục vụ quý khách hàng.


Ưu điểm dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Phòng khám Medic Sài Gòn:
Không phải tới bệnh viện để làm xét nghiệm
Không cần xếp hàng lấy số, chờ đợi mòn mỏi đến lượt
Không tốn thời gian đi lại vất vả
Không sợ lây nhiễm chéo
Tư vấn trả kết quả nhanh chóng qua mạng Internet
Mọi thông tin chi tiết liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 109543 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 107895 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
87233 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
71962 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
58524 Lượt xem
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGỨA DO NHIỄM GIUN SÁN Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37166 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->