

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

– Bệnh nhân khi bị nhiễm vi khuẩn HP vẫn có thể sống khỏe mạnh và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm: Đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơi, hôi miệng, giảm cân không chủ ý.
– Trường hợp nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng rõ rệt như cơn đau bụng dữ dội và dai dẳng, khó nuốt, phân lẫn máu hoặc có màu đen, nôn ra máu hoặc dung dịch nôn có màu đen hay trông như bã cà phê.

Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:
– Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.
Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
– Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…

Có 4 xét nghiệm khác nhau được tiến hành để phát hiện bệnh:
– Xét nghiệm máu: Máu của bệnh nhân được lấy làm bệnh phẩm. Kiểm tra xem liệu cơ thể có kháng thể chống trả lại vi khuẩn HP hay không. Nếu kết quả có kháng thể với vi khuẩn HP trong máu có nghĩa là bạn bị nhiễm vi khuẩn HP.
– Xét nghiệm hơi thở

• Điều trị diệt HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
• Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày,..

—————————–

———————————–






Zalo: 0914.496.516
