Responsive image

XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

Xét nghiệm ký sinh trùng giúp phát hiện sự có mặt của các loại nấm, virut… trên cơ thể. Khi thăm khám, tùy theo triệu chứng lâm sàng, diễn biến bệnh, tính chất dịch tễ của địa phương mà người bệnh đang sinh sống, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng phù hợp cho từng bệnh nhân. 

Xét nghiệm ký sinh trùng nhằm loại trừ các kí sinh trùng ra khỏi cơ thể

Bạn nên xét nghiệm ký sinh trùng khi nào?

Ngày nay, với nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn cùng với đó là thói quen ăn uống không khoa học và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nặng nề đã khiến cho các loại ký sinh trùng có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm nhằm loại bỏ các chúng ra khỏi cơ thể:

– Cảm thấy ngứa ngáy khó chịu diễn ra liên tục

– Dị ứng da và các vấn đề về da như phát ban, exzama,…

– Nghiến răng khi đi ngủ

– Đau khớp và cơ bắp gây ra bởi chấn thương các mô bởi các hoạt động của ký sinh trùng

– Thường xuyên thức dậy vào ban đêm do hoạt động của gan đào thải độc tố

– Bệnh thiếu máu do các loại độc tố bám vào để làm chảy máu – niêm mạc ruột non và hút các chất dinh dưỡng. – Cảm giác bồn chồn, lo lắng do các độc tố từ ký sinh trùng thải ra. chúng kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến căn thẳng, mất ngủ và trạng thái lo lắng – Gặp các tình trạng thường xuyên như tiêu chảy, kích thích ruột, đầy hơi, chướng bụng Nếu bạn đang có những dấu hiệu trên hãy liên hệ với chúng tôi

Các loại xét nghiệm ký sinh trùng

2.1. Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm phân là xét nghiệm đặc hiệu, được thực hiện thường quy để tìm ký sinh trùng đường ruột. Mẫu bệnh phẩm phân sau khi được xử lý sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm trứng, ấu trùng, bào nang, thể hoạt động của ký sinh trùng,…

2.2. Xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng

Thứ nhất, xét nghiệm miễn dịch học: ký sinh trùng sau khi xâm nhập sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu. Các xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng để tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm miễn dịch học trong xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều kỹ thuật như: điện di, kết tủa, ngưng kết, miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch men, miễn dịch phóng xạ,… Xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng trong các trường hợp như: giai đoạn mới nhiễm, ký sinh trùng còn non, mật độ ký sinh trùng trong cơ thể thấp, ký sinh trùng ở dạng ấu trùng,…

Thứ hai, phết máu ngoại vi làm tiêu bản: khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng trong máu, bác sĩ có thể chỉ định làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được nhuộm bằng các kỹ thuật thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm ký sinh trùng.

Xét nghiệm nhằm ký sinh trùng thông qua máu

Thứ 3, Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: có một số ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể sẽ gây các biến đổi đặc trưng trong công thức máu. Như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan thường tăng hơn 5% tổng số bạch cầu (bình thường bạch cầu ái toan chỉ chiếm 1-3%), có trường hợp có thể tăng đến 80%. Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một yếu tố để phối hợp chẩn đoán.

2.3. Xét nghiệm mẫu da, tóc, móng

Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng như lấy mẫu bệnh phẩm tại da, tóc, móng,… Các mẫu bệnh phẩm được lấy theo các kỹ thuật phù hợp. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy có thể nhỏ 1-2 giọt hóa chất và soi tươi dưới kính hiển vi hoặc xử lý bằng KOH, nhuộm để soi tìm ký sinh trùng,…

 Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tìm ký sinh trùng

Trong trường hợp các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện ra mầm bệnh hoặc kết quả xét nghiệm còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi. Phương pháp này thường được sử dụng để tìm ký sinh trùng ký sinh trong nội tạng.

Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, quét tia X trên máy tính (CAT),… các yếu tố gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, não, ruột, cơ,..

Phòng khám chuẩn đoán Medic Sài Gòn là một trong những phòng khám không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

PHÒNG KHÁM CHUẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN ĐÀ NẴNG
ĐỊA CHỈ: 97 HẢI PHÒNG – ĐÀ NẴNG
HOTLINE: 091 555 1519

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111502 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 110142 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89937 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73122 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59615 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37887 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO