Responsive image

Xét nghiệm Acid Uric trong chuẩn đoán và điều trị bệnh GOUT

Bệnh gout là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay; gây những cơn đau cấp tính và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng Phòng khám Medic-Sài Gòn tìm hiểu về bệnh Gout và cách một số cách phòng ngừa bệnh nhé!

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout (hay còn gọi là Gút, trong tiếng Pháp là Goutte, có nghĩa là giọt nước) nó còn có tên gọi khác là bệnh thống phong.

Đây là bệnh viêm khớp gây ra các cơn đau và sưng khớp, đặc biệt thường gặp ở các ngón chân cái. Gout hình thành do rối loạn chuyển hóa purin (purin – hợp chất hóa học có trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày như: các loại thịt có màu đỏ, hải sản, đồ uống có cồn) liên quan đến sự gia tăng của axit uric hay đào thải axit uric dẫn đến ứ đọng các tinh thể muối urat tại các khớp gây viêm.

Bệnh gout được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sự tăng axit uric máu nhưng trên cơ thể chưa thấy xuất hiện triệu chứng.
  • Giai đoạn 2: Viêm khớp xảy ra, có 1 khớp bị sưng đau thường là khớp ở ngón chân cái, cách vài ngày sẽ xuất hiện cơn đau. Xảy ra trong khoảng 2 năm.
  • Giai đoạn 3: Còn gọi là giai đoạn đau khoảng cách, không có triệu chứng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Nếu gout không được chữa trị trong khoảng 10 năm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Gout sẽ tấn công vào các khớp làm cho người bệnh có khả năng bị tàn phế.

Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân chính gây ra gout do tình trạng tăng acid uric máu dẫn đến viêm khớp và đau nhức dữ dội. Một số các nguyên nhân khác như:

Sử dụng nhiều thực phẩm giàu purin: purin sau khi được phân hủy tạo thành acid uric. Khi cơ thể ăn nhiều thực phẩm chứa purin như: thịt đỏ; nội tạng; một số loại đậu; hải sản;… sẽ gây tăng acid uric trong máu.

Sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt, nhiều đường: Các loại đồ uống có cồn và nước ngọt làm tăng chuyển hóa purin, gây tăng acid uric máu.

Giảm đào thải acid uric do giảm chức năng thận: acid uric tan trong nước và được đào thải qua thận. Sau khi sản sinh ra acid uric nhưng thận không đào thải được hoặc đào thải quá ít qua nước tiểu; từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Purin có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt heo và nội tạng
Purin có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt heo và nội tạng

Giai đoạn của bệnh Gout

Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên có tới gần 40% số trường hợp axit uric trong máu khi xét nghiệm cho kết quả bình thường trong giai đoạn này.

Các triệu chứng đầu tiên là các ngón cái sưng đỏ, gây đau nhức và nóng rát. Cơn đau sẽ tập trung ở các khớp, bao gồm mắt cá nhân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ,…

Cơn đau thường xuất hiện khi:

  • Xảy ra sau tác động vật lý nào đó.
  • Thông thường xuất hiện sau khi ăn quá nhiều chất đạm có chứa nhiều purin như: tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt có màu đỏ (thịt heo, dê, bê…) hoặc sau những bữa tiệc tùng, ăn nhậu.
  • Đôi khi cơn gout cấp xuất hiện sau một đợt điều trị kéo dài một số loại thuốc lợi tiểu; aspirin; thuốc điều trị lao,…
  • Tự phát.

Cơn gout cấp thường giảm sau vài ngày thường là 2 – 7 ngày rồi tự khỏi, đôi khi có thể kéo dài vài tuần.

Giai đoạn mãn tính

Sau khi bị bệnh khoảng 10 – 20 năm với các đợt gout cấp không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển thành gout mạn tính, xuất hiện những cục u nhỏ gọi là hạt tô phi (tiếng Anh gọi là topus) do sự tích tụ của các tinh thể muối urat kết tủa trong mô liên kết ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương,…

Bệnh gout mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi tiết niệu, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và nặng hơn là có thể tử vong.

 Biến chứng của GOUT mãn tính
Biến chứng của GOUT mãn tính

Dấu hiệu của bệnh gout

Đau khớp dữ dội: Trong các đợt cấp, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là các ngón cái sưng đỏ, gây đau nhức dữ dội. Cơn đau thường biểu hiện dữ dội nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu sau khi bắt đầu.

Cảm giác khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội nhất giảm bớt, những cơn đau âm ỉ bắt đầu lan ra và tập trung ở các khớp khác, bao gồm mắt cá nhân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ trên khắp cơ thể. Mỗi đợt viêm có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, đôi khi có khả năng kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp của cơ thể.

Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị viêm sẽ biểu hiện sưng tấy đỏ, đau nhức, sờ vào thấy nóng, ấn mềm.

Chuyển động hạn chế: Sự cử động các khớp sẽ giảm đáng kể so với bình thường.

Ý Nghĩa xét nghiệm Acid uric máu

Nồng độ acid uric ở người khỏe mạnh thường là 154 – 428 μmol/L. Giá trị tham chiếu có thể khác nhau tùy theo giới tính và phương pháp của từng phòng thí nghiệm. Mức độ acid uric ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Xét nghiệm acid uric không phải là xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout; nhưng các triệu chứng của gout kết hợp với acid uric máu cao là cơ sở để chẩn đoán. Tuy nhiên, khoảng 20-30% trường hợp bị gout nhưng có nồng độ acid uric bình thường. Cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân gây tăng acid uric.

Acid uric trong máu tăng do tăng sản xuất acid uric. Một số nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric thường gặp là:

– Tăng axit uric máu tiên phát (vô căn).

– Điều trị ung thư (sau hóa trị liệu, xạ trị).

– Bệnh lơ xê mi cấp.

– U lympho

– Thiếu máu do tan máu (bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét…).

– Béo phì.

– Chế độ ăn giàu purin

Xét nghiệm Gout ở đâu an toàn, uy tín và đảm bảo chất lượng? 

Phòng khám Medic-Sài gòn tự hào là đơn vị y tế được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn để thực hiện xét nghiệm bệnh Gout trong chẩn đoán và điều trị. Cùng đội ngũ nhân viên xét nghệm có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho khách hàng.Nếu còn vấn đề thắc mắc về xét nghiệm Acid uric hãy liên hệ với Medic-sài gòn qua hotline 0914.496.516 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111981 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 110846 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
90696 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73545 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59939 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
38116 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO