Responsive image

Xét nghiệm nước tiểu toàn phần có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm nước tiểu toàn phần thường được chỉ định trong các trường hợp kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận, chẩn đoán các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường, suy thận… Kết quả xét nghiệm tổng nước tiểu không bình thường là dấu hiệu bạn đang có bệnh. Hãy xem những chỉ số nước tiểu phản ánh gì về sức khỏe của bạn nhé.

>>> Phát hiện chất gây nghiệm ma túy trong nước tiểu

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu toàn phần:

xét nghiệm nước tiểu

SG ( Specific Gravity – Trọng lượng riêng):

Chỉ số bình thường: 1.015- 1.025.

Ý nghĩa: dấu hiệu này giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc ( nguyên do có thể do uống nhiều hoặc ít nước ).

Tỷ trọng nước tiểu tăng nếu bệnh nhân bị đái tháo đường, giảm do bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài thường gặp ở người đang suy thận.

LEU hay BLO ( Leukocytes – Tế bào bạch cầu):

Chỉ số bình thường: âm tính.

Ý nghĩa: Chỉ số này biểu hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính, người bệnh có thể đang bị nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước.

Nếu nước tiểu có bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

NIT ( Nitrit- Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)

Chỉ số bình thường: âm tính.

Ý nghĩa: dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.

Nitrate niệu sẽ được chuyển thành nitrite khi xuất hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó, nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu có nitrite nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn gây ra sự nhiễm trùng này thường là loại E.Coli.

Độ pH ( Độ acid)

Chỉ số bình thường: 4,6 – 8.

Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu.

Chỉ số này dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazo. Khi p=4 nghĩa là trong nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính, pH=9 nghĩa là nước tiểu có tính bazo mạnh.

Khi xét nghiệm nước tiểu, pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa, giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.

Blood (BLD):

Chỉ số bình thường: không có.

Ý nghĩa: Đây là dấu hiệu phát hiện nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, xuất huyết tử bàng quang hoặc bướu thận.

Chỉ số này có có nghĩa bạn đã bị viêm, bệnh, hoặc có những tổn thương thận , niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.

Pro ( Protein)

Chỉ số bình thường: không có.

Ý nghĩa: chỉ số này cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu, nước tiểu hay có nhiễm trùng đường tiểu, phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.

Chỉ số này đặc biệt có ý nghĩa đối với thai phụ:

Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến : thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận..

Đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu nhiều, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Chất albumin ( một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

Glu (Glucose – Đường )

Kết quả: bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai.

Ý nghĩa: Glucose có trong nước tiểu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có bệnh lý ống thận, viêm tụy, glucose niệu do chế độ ăn uống.

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm nước tiểu, có thể sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu, đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm nước tiểu thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Để đánh giá xem liệu có phải bạn mắc bệnh tiểu đường hay không? Hãy đi làm xét nghiệm đường huyết trong máu.

ASC( Soi cặn nước tiểu).

Chỉ số bình thường: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.

Ý nghĩa: Đánh giá bệnh lý về thận, là dấu hiệu giúp phát hiện các tế bào trong viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu.

KET ( Ketone – Xeton)

Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L;

Ý nghĩa: Chỉ số cao thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

Chỉ số này cao ở thai phụ hoặc thai nhi: dấu hiệu thai phụ hoặc thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường.

UBG( Urobilinogen)

Bình thường: không có.

Ý nghĩa: Chỉ số này giúp đánh giá phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da..

Urobilirubin xuất hiện dù một lượng nhỏ trong nước tiểu cũng là dấu hiệu của bệnh về gan( xơ gan, viêm gan). Xơ gan làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

>>> Gói xét nghiệm tổng quát

Màu sắc nước tiểu – nhận biết sức khỏe nhanh chóng:

màu sắc cửa nước tiểu

Cơ thể khỏe mạnh: nước tiểu thường có màu vàng nhạt, màu vàng trong suốt hoặc màu vàng hơi sẫm.

Nước tiểu không màu, trong suốt: có thể do uống quá nhiều nước. Nhiều người nghĩ nước tiểu trong suốt là tốt, nhưng lại không phải vậy. Uống nhiều nước khiến thận phải hoạt động liên tục.

Nước tiểu vàng sẫm, có thể có màu mật ong: do uống thiếu nước, cần uống thêm nước bù cho cơ thể.

Nước tiểu màu nâu như siro: dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước hoặc đang có bệnh lý về gan.

Nước tiểu màu đỏ: do ăn các loại rau quả màu đỏ, hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, tuyến tiền liệt.

Nước tiểu có máu: cần đi khám gấp

Nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương: có thể do thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Note: Khi bạn thấy các biểu hiện bất thường từ màu sắc nước tiểu. Hãy thực hiện xét nghiệm để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình. Xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần bạn nhé.

Xét nghiệm nước tiểu ở đâu tại Đà Nẵng:

Với hệ thống máy móc hiện đại, Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn là đơn vị uy tín thực hiện những xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm tổng quát và những xét nghiệm chuyên sâu khác.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu 

Nếu bạn chỉ thực hiện phân tích nước tiểu, bạn có thể ăn trước khi lấy mẫu.

Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Các loại thuốc đó bao gồm:

  • Thực phẩm bổ sung vitamin C.
  • Metronidazole.
  • Riboflavin.
  • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon
  • Methocarbamol
  • Nitrofurantoin

>>> Dịch vụ lấy máu tại nhà Đà Nẵng.


Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519

 

TIN XEM NHIỀU NHẤT

chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường 111332 Lượt xem
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường – Cách Đo Chính Xác Nhất Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân ...
ý nghĩa xét nghiệm huyết học 109726 Lượt xem
Xét nghiệm huyết học là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Đóng vai ...
89708 Lượt xem
Đường huyết sau ăn 2 tiếng bao nhiêu là bình thường Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu, nồng độ này thay đổi liên tục trong ngày. Đường huyết là chỉ ...
73000 Lượt xem
Dấu hiệu sớm khi mang thai Mục lục bài viết Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ NữThường xuyên đi tiểuChảy máu ...
59518 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết ngứa do nhiễm giun sán Ngứa do nhiễm giun sán có những biểu hiện giống như các bệnh về da liễu. Việc điều trị và phòng ngừa cần phải ...
37826 Lượt xem
Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ ...
-->
I am Dr.Bao
Online
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
Xin chào, tôi là Dr.Bao, bác sĩ tư vấn online của bạn. 👋
LOGO