Tiểu đường type 2 là bệnh gây rối loạn chuyển hóa và không đồng nhất ở nhiều cơ quan khác nhau. Việc lựa chọn thức ăn hợp lý có thể giúp cải thiện nức đường huyết , giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát cân nặng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường type 2
Trước tiên ta phải nắm được loại thức ăn sẽ tác động thế nào lên đường huyết trước khi tuân theo chế độ ăn uống cho người bệnh.
Tinh bột, đường thường có nhiều trong ngũ cốc, bánh ngọt, mì, sữa, đồ ngọt và rau củ có tinh bột. Các chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành đường trong máu nhanh hơn thực phẩm khác.
Đạm và chất béo không tác động trực tiếp lên mức đường huyết nhưng chúng nên được bổ sung điều độ vào thực đơn để giảm calo và cân nặng, giúp sức khỏe ổn định.
Để kiểm soát mức đường huyết, người bị tiểu đường phải thường xuyên theo dõi lượng chất bột đường trong khẩu phần ăn chính mình và ăn vặt có rất nhiều tác động lên đường huyết.
>>> Bài thuốc dân gian giúp giảm tiểu đường hiệu quả
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp.
Đối với tinh bột, các chuyên gia khuyến nghị: với người tiểu đường tổng trọng lượng calo nên có ít hơn 45-65% là từ chất bột đường.
Với quy ước 1g tinh bột tương đương với 4 calo mỗi ngày bạn cần đến 250g tinh bột
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra khẩu phần ăn phù hợp với cơ thể mình.
Đối với thực phẩm giàu đạm
Thịt nạc chứa nhiều đạm và rất ít chất béo bão hòa cực kỳ thích hợp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. Nếu bạn ăn chay, hãy bổ sung đạm bằng quả hạch, đậu và đậu phụ. Chỉ nên ăn đủ lượng các loại theo khẩu phần vì chúng cũng có chứa nhiều chất béo và calo.
Bạn nên ăn các loại như: Cá béo ( cá hồi, cá trích,…); các ngừ ngâm đóng hộp; gà tây, gà ta không da; các loại đậu và cây họ đậu; sữa chua tách béo không đường; hạt tươi không muối như hạnh nhân, óc chó; trứng và đậu phụ.
Ngoài ra, nên bổ sung chất xơ, thực phẩm giàu đạm còn giúp giảm cân.
Ăn các loại ngũ cốc nào tốt
Người tiểu đường không cần kiêng tinh bột. Vì họ có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và chất xơ, tốt cho tiêu hóa và cũng như đường huyết.
Ngoài ra, chất xơ còn tạo cảm giác no, bạn sẽ không còn muốn ăn những món vặt có hại nữa. Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất thực vật cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, không chỉ những người bị tiểu đường mà tất cả mọi người đều nên bổ sung nhiều ngũ cốc hơn.
Bạn nên chọn các loại ngũ cốc như: Gạo hữu cơ, gạo lứt; hạt diêm mạch; bánh mì ngũ cốc nguyên hạt; mỳ, nuôi từ ngũ cốc nguyên hạt; ngũ cốc nguyên hạt ăn liền.
Đối với các loại rau củ
Rau củ luôn là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh. Rau củ giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là không có tinh bột. Khẩu phần ăn của bạn nên có 50% là rau không có tinh bột
Bạn nên ăn các loại rau củ không tinh bột như:Rau lá xanh : cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau họ cải và bông cải xanh, bông cải trắng; dưa leo, măng tây, ….
Ngoài ra bạn nên ăn loại rau củ có chừng mực như: Bắp, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, củ cải đường.
Với trái cây nên thêm vào chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Trái cây cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ tuy nhiên chúng vẫn có chứa tinh bột đường. Sinh tố làm từ trái cây tươi và không thêm đường là sự lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường.
Trái cây ăn kèm với các món đạm như sữa chua và một lượng nhỏ bơ hạt sẽ làm giảm nguy cơ tăng đường huyết.
Bạn có thể chọn các loại như dâu tây, mâm xôi, táo, đào , chery, chuối, các loại dưa,….
Thực phẩm chất béo nào tốt cho người tiểu đường
Chất béo là kẻ thù của người tiểu đường, nhưng nếu biết chọn đúng loại và liều lượng. Chất béo giúp bạn hạn chế cơn thèm ăn không lành mạnh, giảm cân và kiểm soát tốt hơn.
Có hai loại chất béo cực kỳ thích hợp vì chúng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Đầu tiên là chất béo bão hòa như bơ, hạnh nhân. Loại thứ hai là chất béo đa không bão hòa có trong quả óc chó và dầu hướng dương.
Bạn nên ăn các loại: Quả bơ, bơ hạt, ô liu; các quả hạch, đậu nành, dầu nành, dầu bắp, hạt chia, các ngừ các hồi,…
Ngoài ra có thể sử dụng cá loại sữa và sữa chua tách các chất béo. Ăn theo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.
Người bị tiểu đường nên không ăn gì ?
Để điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất cần hạn chế các thực phẩm:
- Chất protein: thịt nguội, xúc xích, giăm bông, bò nướng, lạp xương, các loại hạt tẩm gia vị, thức uống tăng cơ ngọt.
- Các loại ngũ cốc: bánh mì, bánh ngoạt, ngũ cốc có đường, gạo.
- Các sản phẩm từ sữa: Socola trắng, các loại bánh kẹo, phô mai, sữa chua béo.
- Hạn chế các loại trái cây khô, sấy, nước trái cây lọc.
Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường type 2
Người bệnh tiểu đường ăn uống như thế nào cần có sự tư vấn và chỉ định nhất đinh của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh tăng đường huyết, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng bệnh tiểu đường.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói hoặc quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu, khối lượng các bữa ăn trong ngày.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau khi ăn, dành nhiều thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh.
Bạn có thể trang bị cho mình một chiếc máy đo đường huyết để kiểm tra tình trạng đường huyết của mình thường xuyên hơn.
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
0905644128