XÉT NGHIỆM MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN
Trong các loại xét nghiệm y khoa, thì xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản thường dùng nhất để chẩn đoán bệnh. Có rất nhiều thắc mắc được người bệnh đặt ra khi được chỉ định lấy máu làm xét nghiệm. Như có cần nhịn ăn sáng hay không. Xét nghiệm gì cần nhịn ăn sáng, xét nghiệm gì không cần. Lượng máu lấy bao nhiêu là đủ… Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc liệu lấy máu có cần nhịn ăn sáng hay không? Xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là người bệnh được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trước khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, thông thường nếu có thì cũng chỉ nhịn ăn trong một thời gian ngắn.
1. Vì sao cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm
Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.
Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
>>> Xem thêm xét nghiệm máu uy tín ở Đà Nẵng tại đây
2. Các xét nghiệm cần nhịn ăn sáng trước khi lấy máu
2.1. Xét nghiệm tiểu đường
Đây là xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường. Có hai loại xét nghiệm đó là xét nghiệm đường máu và HbA1c (Đường ba tháng).
Chỉ định của xét nghiệm đường máu: Nghi ngờ tiểu đường, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp, đang điều trị cocticoid, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Chỉ định xét nghiệm HbA1c: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.
Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1c phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
2.2. Xét nghiệm Creatinin
Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh… Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận. Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận.
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, các bệnh lý ở cơ, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp… Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận.
2.3. Xét nghiệm Ure máu
Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
>>> Xem thêm xét nghiệm tổng quát tại đây
2.4. Xét nghiệm chức năng gan
Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy việc đảm bảo cho chức năng của gan hoạt động tốt là rất quan trọng. Để biết được gan hoạt động tốt hay không thì việc thực hiện các xét nghiệm chức năng gan là rất cần thiết. Các xét nghiệm chức năng gan bao gồm: SGOT(ALAT), SGPT(ASAT), GGT (Gama Glutamyl Transferase), ALP ( phosphatase kiềm), Bilirubin máu…
Chỉ định: Các bệnh lý gan mật, viêm gan (cấp, mãn), các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, ung thư gan
>>> Xem thêm ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm tại đây
2.5. Xét nghiệm Acid uric
Acid uric là một acid hữu cơ yếu, là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa chất nucleotide purine có trong các loại thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày. Nucleotide purine khi đi vào cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng với chất xúc tác là các enzyme đường ruột giải phóng ra các chất, khi phản ứng này diễn ra liên tục sẽ tạo nên acid uric.
Chỉ định: Nghi ngờ bệnh Goutte, bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi hiệu qủa điều trị bệnh Goutte…
2.6. Xét nghiệm mỡ máu
Máu nhiễm mỡ là tình trạng rất khó nhận biết bởi triệu chứng của nó không rõ ràng. Để phát hiện được thì chúng ta phải thực hiện xét nghiệm để biết được tình trạng bệnh của mình. Xét nghiệm mỡ bao gồm xét nghiệm các chỉ số: triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol.
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
2.7. Xét nghiệm Protein toàn phần
Xét nghiệm protein toàn phần trong máu hoặc định lượng protein trong nước tiểu là những xét nghiệm đơn giản, thường quy giúp phát hiện được mức protein bất thường trong cơ thể Quá nhiều hoặc quá ít protein trong máu có thể dẫn đến tụt cân, mệt mỏi hoặc các bệnh viêm nhiễm. Xét nghiệm protein toàn phần có thể giúp chẩn đoán bệnh gan và thận và một số các bệnh lý khác.
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
2.8. Xét nghiệm Canxi
Xét nghiệm canxi trong máu là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ canxi trong cơ thể mà không được lưu trữ ở xương. Canxi được coi là khoáng chất phổ biến nhất trong cơ thể và là một trong những chất quan trọng nhất. Cơ thể chúng ta cần canxi để phát triển và phục hồi xương cũng như răng, giúp dây thần kinh làm việc, làm cho cơ bắp co lại với nhau, giúp đông máu và tim làm việc. Hầu như tất cả canxi trong cơ thể được lưu trữ ở xương.
Chỉ định: Đa u tuỷ, loãng xương, suy thận, còi xương, dùng thuốc lợi tiểu Diazit kéo dài…
2.9. Xét nghiệm sắt trong máu
Trong cơ thể , sắt được dự trữ dưới dạng Ferritin hoặc sản phẩm được cô đặc dạng bán tinh thể của nó là hemosiderin. Ferritin có trọng lượng phân tử là 440.000 dalton, gồm lớp vỏ protein( Apoferritin) và một lõi Fe+3- hydroxyt- phosphate. Ferritin có khả năng tích trữ và giải phóng sắt theo các nhu cầu sinh lý. Mỗi phân tử Ferritin có thể chứa tới 4.500 nguyên tử sắt, nhưng nó thường chứa dưới 3.000 nguyên tử sắt. Các kênh ở bề mặt apoferritin cho phép tích trữ và giải phóng sắt.
Chỉ định: Những trường hợp thiếu máu, tan máu, trĩ, giun móc, thai nghén, nhiễm độc sắt, tan máu các trường hợp cần đánh giá dự trữ sắt của cơ thể.
3. Những xét nghiệm không cần nhịn ăn sáng
3.1. Xét nghiệm nhóm máu
Đối với xét nghiệm nhóm máu, mục đích làm xét nghiệm máu là để biết nhóm máu. Có rất nhiều nhóm máu, việc phân loại nhóm máu dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu. Hiện nay, khoa học đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau. Tuy nhiên, loại ABO và loại Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người nhận được từ cha và mẹ. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn.
3.2 Xét nghiệm mang thai
Xét nghiệm mang thai, hay xét nghiệm β-hCG trong máu hay trong nước tiểu. Hormone β-hCG được tạo thành từ nhau thai trong suốt quá trình thai kỳ. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán phụ nữ có mang thai hay không. Một phần của xét nghiệm cũng là tầm soát tìm dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tất nhiên, đây là xét nghiệm không cần phải nhịn ăn sáng.
3.3. Xét nghiệm liên quan đến virus, hay vi khuẩn
Đây là các xét nghiệm tìm kiếm sự hiện diện của virus, vi khuẩn có trong máu. Hay là các kháng nguyên của nó. Các xét nghiệm nằm trong nhóm này như: HIV, viêm gan A,B,C,D, xét nghiệm Hp, sốt xuất huyết.
3.4. Xét nghiệm liên quan đến ký sinh trùng
Hiện nay, nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn cùng với đó là thói quen ăn uống không khoa học và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nặng nề đã khiến cho các loại ký sinh trùng có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, thói quen nuôi chó mèo làm tăng nguy cơ nhiễm giun sáng tăng cao. Biểu hiện của ký sinh trùng cũng rất đa dạng. Như ngứa toàn thân, nổi mề đay…
Ngoài những xét nghiệm kể trên, vẫn còn rất nhiều xét nghiệm khác. Mỗi khi thì thực hiện xét nghiệm nào chúng ta cần lưu ý hỏi kỹ bác sĩ xem có cần nhịn ăn sáng hay không. Tránh làm sai dẫn đến không thể lấy máu xét nghiệm được.
>> Xem thêm dịch vụ lấy máu tại nhà ở Đà Nẵng tại đây